Chuyển đến nội dung chính

Các thành phần của mạng máy tính là gì ? Tổng hợp kiến thức

Từ thời phổ thông các thành phần của mạng máy tính tin 10, Tin 9 đã được học. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chưa rõ về các thành phần của máy tính. Hôm nay, techacademy.edu.vn sẽ trình bày các thành phần của một mạng máy tính để các bạn hiểu rõ hơn. 

I. Mạng máy tính có mấy thành phần cơ bản? Các thành phần đó là gì?

Các thành phần của mạng máy tính bao gồm:

– Các thiết bị đầu cuối như máy tính, máy in… kết nối với nhau tạo thành mạng;

– Môi trường truyền dẫn (các loại dây dẫn, sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại, sóng truyền qua vệ tinh…) cho phép các tín hiệu truyền qua đó;

– Các thiết bị kết nối mạng (hay gọi là thiết bị mạng: môđem, hub, switch…) cùng môi trường truyền dẫn có nhiêmh vụ kết nối các thiết bị đầu cuối trong phạm vi mạng

– Giao thức truyền thông (protocol) là tập hợp các quy tắc quy định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng.

II. Vì sao cần có mạng máy tính?

– Hiện nay có rất nhiều người dung máy tính để soạn thảo văn bản, hỗ trợ tính toán, lập chương trình giải các bài toán, lưu giữ thông tin, hoặc chạy các phần mềm phục vụ công việc, học tập hay giải trí.

– Trong quá trình sử dụng, người dung phát sinh nhu cầu dùng chung các tài nguyên máy tính như dữ liệu, phần mềm, máy in, máy quét, bộ nhớ,… từ nhiều máy tính.

– Mạng máy tính ra đời giúp giải quyết các vấn đề trên thuận tiện và nhanh chóng.

III. Phân loại mạng máy tính:

a)      Phân loại theo môi trường truyền dẫn:

Mạng có dây Mạng không dây (Wifi)
Mạng có dây sử dụng các môi trường truyền dẫn là các dây dẫn. Ví dụ: Ở phòng thực hành, tiệm net,… Mạng không dây sử dụng môi trường truyền dẫn là các loại sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại,…Ví dụ: Ở quán cà phê, khách sạn, siêu thị,…

b)      Phân loại theo phạm vi địa lý

Mạng cục bộ Mạng diện rộng
Các máy tính trong phạm vi hẹp như văn phòng, toà nhà kết nối với nhau à mạng cục bộ Ví dụ: Ở văn phòng nhà trường,… Các máy tính trong phạm vi rộng hơn như giữa các huyện trong tỉnh, giữa các thành phố trong nước kết nối với nhau à mạng diện rộng.Ví dụ: Máy tính trường kết nối với Phòng GD, Bộ GD,…

IV. Vai trò của máy tính trong mạng:

Máy chủ Máy trạm
Máy chủ là các máy tính có cấu hình mạnh chứa nhiều dữ liệu, cài đặt đầy đủ các chương trình, trong đó có chương trình quản lí, chia sẻ tài nguyên trong mạng máy tính. Máy trạm là các máy tính sử dụng tài nguyên do máy chủ cung cấp.

V. Lợi ích của mạng máy tính:

Tạo mạng chung san sẻ tài nguyên cho người dùng

Đây là lợi ích to lớn của mạng máy tính, nhờ mạng máy tính người dùng có thể sử dụng mọi tài nguyên như chương trình, thiết bị dữ liệu mà không cần phải quan tâm đến vị trí thực của tài nguyên và người dùng.

các thành phần cơ bản của mạng máy tính
Các thành phần cơ bản của mạng máy tính

Về mặt thiết bị, mạng máy tính giúp cho các thiết bị đắt tiền có thể dùng chung để tiết kiệm chi phí.

Chương trình dữ liệu có thể được dùng chung và ngay lập tức một cách tiện lợi nhất.

Nâng cao mức độ tin cậy và bảo mật thông tin

Với mạng máy tính, một chương trình dữ liệu có thể chạy trên nhiều máy tính khác nhau, điều này góp phần tăng tính tin cậy trong công việc, khi máy này hỏng có thể truy cập vào máy khác để lấy thông tin.

Tăng hiệu suất làm việc

Dùng chung mạng dữ liệu trên máy tính có thể điều chỉnh các thông tin cần thiết để tiết kiệm thời gian, cũng nhờ vậy dữ liệu có thể được bảo quản và dự trữ hiệu quả hơn.

Tiết kiệm chi phí

Sử dụng chung các thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi sẽ giảm được chi phí đầu tư vào các trang tính trên các máy tính, và khi nhiều người cùng dùng chung một mạng máy tính sẽ góp phần tăng hiệu quả và giảm chi phí phải chi trả.

lợi ích của mạng máy tính
Lợi ích của mạng máy tính

Tăng cường mức độ bảo mật cho thông tin

Khi lưu trữ dữ liệu qua các phần mềm mạng máy tính sẽ đảm bảo tính an toàn cao hơn so với việc lưu trữ dữ liệu trên máy tính cá nhân.

Tạo các phần mềm ứng dụng

Khả năng truy và xuất các chương trình dữ liệu từ xa, tạo khả năng trao đổi thông tin cũng như tài liệu gián tiếp dễ dàng hơn, tạo điều kiện tìm hiểu và truy cập thông tin mọi lúc mọi nơi.

VI. Câu hỏi ôn tập

Dưới đây là một số câu hỏi về các thành phần của mạng máy tính tin học 10, các thành phần của mạng máy tính tin 9 để các bạn tham khảo nhé:

1, Các thành phần của mạng máy tính là gì ? Hãy nêu các thành phần của mạng máy tính:

    A. Thiết bị kết nối mạng, môi trường truyền dẫn, thiết bị đầu cuối và giao thức truyền thông    

    B. Máy tính và internet    

    C. Máy tính, dây cáp mạng và máy in    

    D. Máy tính, dây dẫn, modem và dây điện thoại    

2. Mạng máy tính được phân ra làm mấy loại?

    A. Mạng có dây và mạng không dây, mạng cục bộ và mạng diện rộng    

    B. Mạng có dây và mạng không dây    

    C. Mạng kiểu hình sao và mạng kiểu đường thẳng    

    D. Mạng LAN  và mạng WAN    

Trên đây là bài viết về mạng máy tính, các thành phần cơ bản của mạng máy tính cũng như lợi ích.. của mạng máy tính. Nếu các bạn thấy bài viết hay thì để lại comment và chia sẻ  bài viết nhé. Xin cảm ơn

The post Các thành phần của mạng máy tính là gì ? Tổng hợp kiến thức appeared first on Techacademy.



source https://techacademy.edu.vn/cac-thanh-phan-cua-mang-may-tinh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Học Lập Trình Android Ở Đâu TpHCM, Hà Nội, Đà Nẵng ? Tốt Nhất, Uy Tín Nhất

Học lập trình Android là một trong những khóa học lập trình được nhiều bạn trẻ tìm kiếm nhất hiện nay bởi mực lương hấp dẫn và ổn định của một lập trình viên android. Đối với các bạn trẻ bắt đầu theo học android việc suy nghĩ học lập trình android ở đâu luôn là vấn đề được rất nhiều quan tâm. Để biết được câu trả lời khách quan nhất về học lập trình android ở đâu tại TpHCM, Hà Nội, Đà Nẵng? Mời bạn tham khảo ngay ý kiến từ Techacademy đưa ra dưới đây nhé! I. Học lập trình android ở đâu tốt nhất Hà Nôi, TpHCM, Đà Nẵng Dưới đây là danh sách các trung tâm đào tạo lập trình android hàng đầu Việt Nam hiện nay. 1, Techacademy Sử dụng phương pháp giảng dạy lập trình android được hiệu quả, giúp học viện hiểu bài và áp dụng thục hành ngay trong thực tế. Đây là phương pháp dạy lập trình android hiệu quả nhất hiện nay, giúp học viên xây dựng sự tự tin khi thực hành. Techacademy là trung tâm đào tạo lập trình android hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập với đội ngũ giảng viên, chuyên gia lậ...

Phím Tắt Eclipse Thông Dụng Và Tiện Lợi Nhất ! Đọc Ngay Nếu Bạn Vẫn Đang Dùng Chuột

Việc sử dụng các thao tác click chuột nhiều lần trong Eclipse khiến các coder nhàm chán và tốn thời gian, hãy cải tạo nó bằng các phím tắt trong Eclipse. Dưới đây là danh sách một số những phím tắt thông dụng bạn nên biết. phím tắt eclipse (1) Đầu tiên hãy sử dụng phím tắt Ctrl + Shift + L để hiển thị danh sách các phím tắt trong Eclipse. phím tắt eclipse (2) Danh sách tất cả những phím tắt trong Eclipse bạn có thể áp dụng, được chia thành 12 mục khác nhau tùy thuộc vào tác dụng của phím tắt: 1. Quản lý tập tin và dự án Ctrl + N Tạo dự án mới bằng Wizard Ctrl + Alt + N Tạo dự án , tập tin, lớp, vv Alt + F Mở dự án, tệp, v.v. Ctrl + Shift + R Mở Resource (tệp, thư mục hoặc dự án) Alt + Enter Hiển thị và truy cập các thuộc tính tệp Ctrl + S Save tập tin hiện tại Ctrl + Shift + S Save tất cả các tập tin Ctrl + W Đóng tệp hiện tại Ctrl + Shift + W Đóng tất cả các tệp F5 Làm mới nội dung của phần tử đã chọn bằng hệ thống tệp cục bộ 2. Cửa sổ trình chỉnh sửa F1...

Hướng Dẫn Cài Đặt Python Trên Máy Tính?

Python là một ngôn ngữ lập trình phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực phát triển phần mềm và khoa học dữ liệu. Để bắt đầu sử dụng Python trên máy tính của bạn, bạn cần cài đặt nó. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt Python trên máy tính một cách dễ dàng. I. Cài Đặt Python Trên Vscode Python là một ngôn ngữ lập trình phổ biến và VS Code là một trình soạn thảo mã nguồn được ưa chuộng. Kết hợp cả hai, bạn có thể tận dụng lợi ích của cả hai công cụ để phát triển ứng dụng Python một cách hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách cài đặt Python trên VS Code. Bước 1: Cài đặt VS Code Trước khi bắt đầu, bạn cần cài đặt VS Code trên máy tính của mình. Truy cập trang web vscode.com, tải xuống phiên bản phù hợp với hệ điều hành của bạn và làm theo hướng dẫn trên màn hình để hoàn tất quá trình cài đặt. Bước 2: Cài đặt Extension Python cho VS Code Sau khi cài đặt VS Code, bạn cần cài đặt extension Python để hỗ trợ phát triển ứng dụng Python t...