Chuyển đến nội dung chính

Học công nghệ thông tin có khó không ?

Hiện nay, nhiều bạn có mong muốn học công nghệ thông tin bởi mức lương hấp dẫn và công việc ổn định. Tuy nhiên, nhiều bạn thắc mắc học công nghệ thông tin có khó không. Hôm nay, Techacademy.edu.vn sẽ giải đáp thắc mắc học ngành công nghệ thông tin có khó không ?

I. Học công nghệ thông tin có khó không

Xác định ngành học và trở thành sinh viên CNTT tại các Trường đại học chỉ mới là sự khởi đầu tương đối suôn sẻ, còn sau đó là cả một chặng đường đầy chông gai. Khi bước vào giảng đường ĐH, các bạn sinh viên cần phải học tập không ngừng nghỉ.

Nếu so sánh với ngành Tài chính ngân hàng, Kế toán, Marketing hay Báo chí,… thì CNTT luôn đòi hỏi rất cao ở SV khả năng tự học, tự tìm hiểu, nâng cao kiến thức và khả năng tư duy logic.

Theo đó, Công nghệ thông tin (CNTT) thường được chia thành các chuyên ngành như Mạng máy tính & Viễn thông, Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, mới đây nhất thì có thêm 2 ngành cực HOT đó là Trí tuệ nhân tạo(AI) và Internet vạn vật (IoT).

Những khó khăn khi học ngành công nghệ thông tin
Những khó khăn khi học ngành công nghệ thông tin

Dù chọn chuyên ngành nào thì lượng kiến thức trong sách vở, giáo trình của nhà trường chắc chắn sẽ không bao giờ là đủ cho một cử nhân CNTT. Vì vậy, SV CNTT phải tự ý thức được ngành mình học có đặc thù riêng, bản thân phải có trình độ thật sự thì mới hi vọng thành công.

Để phát huy tối đa khả năng tư duy, tự học, làm việc thì sinh viên phải tự tìm tòi, rèn luyện rất nhiều

Nếu sinh viên biết học tập theo đúng chương trình, biết mở rộng những vấn đề đã học được, cũng như chăm chỉ tìm kiếm những kiến thức mới thì chắc hẳn sau 3 đến 4 năm ở giảng đường đại học sẽ có đủ hành trang để đi làm.

Tuy nhiên, những sinh viên lười nhác, thụ động, chỉ học qua môn để cầm được tấm bằng thì chắc chắn sẽ phải lãnh hậu quả nặng nề. Học cntt có khó không phụ thuộc rất lớn vào sự chăm chỉ của bạn, bởi ngành công nghệ thông tin thông minh thôi là chưa đủ. 

Vây học công nghệ thông tin KHÓ hay DỄ?

Như vậy việc học Công nghệ thông tin là rất khó nếu bạn thiếu đi sự đam mê và nỗ lực của bản thân. Ngoài ra, cũng phụ thuộc vào môi trường đào tạo, nếu như bạn chọn trường đào tạo công nghệ thông tin không có đủ uy tín cũng như chất lượng không được đảm bảo sẽ để lại những hệ lụy khôn lường:

  • Như sự hao hụt về kiến thức
  • Tồi tệ hơn là bạn sẽ bị mất đi niềm đam mê đối với ngành.

II. Những khó khăn khi học ngành công nghệ thông tin

+ Tính cẩn thận trong công việc: Vì chỉ cần bất cẩn trong một dòng mã lệnh lập trình, phân tích một vấn đề không hợp lý hay sơ suất nhỏ trong chế tạo, lắp ráp thiết bị cũng có thể gây ảnh hưởng đến một ứng dụng, chương trình hay cả hệ thống, công ty.

+ Kiên trì, nhẫn nại: Làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin thường xuyên phải đối mặt với những bài toán hóc búa nên rất cần sự nhẫn nại, kiên trì, chịu khó. Nhẫn nại trong ngành Công nghệ thông tin còn có nghĩa là bạn không dễ dàng bỏ cuộc tìm ra giải pháp công nghệ mới dù trước đó có thất bại.

+ Ham học hỏi, trau dồi kiến thức: Công nghệ thay đổi và phát triển liên tục, những kiến thức hôm nay có thể ngay ngày mai đã trở thành lỗi thời. Ngành Công nghệ thông tin do đó cần bạn liên tục trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để không bị tụt hậu so với thế giới.

+ Khả năng làm việc theo nhóm: Công nghệ thông tin là ngành đặc biệt đề cao khả năng làm việc theo nhóm (team-work). Làm việc theo nhóm không những giúp bạn giảm bớt gánh nặng và độ phức tạp của công việc, mà hơn thế, còn giúp bạn hoàn thành công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn.

+ Kỹ năng ngoại ngữ: Ngành Công nghệ thông tin và mạng Internet mang tính toàn cầu, do đó để trở thành chuyên gia Công nghệ thông tin giỏi, bạn phải khá thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu.

+ Niềm đam mê Công nghệ thông tin – Tố chất quan trọng nhất: Nếu bạn chẳng ngại ngần gì khi phải ngồi hàng giờ bên máy vi tính để viết 1 phần mềm, hoàn thiện 1 giải pháp, và càng không ngại ngần khi phải thực hiện lại cả công trình mà bạn đã đổ sức vào đó hàng tháng trời, thì thành công đang chờ đón bạn.

Trên đây là những khó khăn khi bạn học ngành công nghệ thông tin. học công nghệ thông tin khó không phụ thuộc vào năng lực để bạn vượt qua những khó khăn trên. Nếu bạn mới bắt đầu học công nghệ thông tin thì hãy xem lại bản thân xem phù hợp với ngành công nghệ thông tin không và xem học công nghệ thông tin nên bắt đầu từ đâu

III. Công nghệ thông tin học những môn gì

Công nghệ và máy tính đang là điểm nóng của bàn tròn hướng nghiệp. Hiện nay, rất nhiều ý kiến cho rằng ngành công nghệ thông tin đang “thiếu khát” nguồn nhân lực chất lượng cao. Vậy học công nghệ thông tin là học gì?

Khi đến với chuyên ngành công nghệ thông tin, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản như mạng máy tính, hệ thống thông tin, các ngôn ngữ lập trình, phần mềm, ứng dụng…

Từ đó, các bạn sẽ được học và nghiên cứu về các chuyên ngành phù hợp với năng lực và sở thích của mình như: Công nghệ phần mềm, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin, Mạng máy tính và truyền thông…

IV. Con gái học công nghệ thông tin nên chọn ngành nào

Con gái học công nghệ thông tin nên chọn ngành nào
Con gái học công nghệ thông tin nên chọn ngành nào
  • Tester: Là công việc kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm, đảm bảo cho sản phẩm đúng yêu cầu, nhiệm vụ là khảo sát, chạy thử và báo lỗi.
  • QA (Đảm bảo chất lượng): Công việc chủ yếu đó là đảm bảo tiến trình phát triển sản phẩm phù hợp. Chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, quy định về đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó là giám sát quy trình theo tiêu chuẩn.
  • DB Developer: Thiết kế các câu truy vấn database để phục vụ cho lập trình
  • DBA: Chịu trách nhiệm về việc thiết kế, truy vấn dữ liệu và backup database
  • Bên cạnh đó nữ học công nghệ thông tin có thể làm thiết kế website, phát triển webapp, phát triển game,…

The post Học công nghệ thông tin có khó không ? appeared first on Techacademy.



source https://techacademy.edu.vn/hoc-cong-nghe-thong-tin-co-kho-khong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vẽ Tam Giác Trong C++

Vẽ tam giác trong C++ là một trong những bài tập lập trình về C++ sử dụng vòng lặp khá hay giúp các bạn luyện tư duy code cũng như cách sử dụng vòng lặp. Dưới đây là một số lời giải các bài tập vẽ tam giác trong C++ I. Vẽ Tam Giác Cân Trong C++ Viết chương trình C++ sử dụng ký tự * để vẽ tam giác vuông cân trong C++.Chúng ta sử dụng hai vòng lặp lồng nhau để giải bài toán này. Lời Giải: #include <stdio.h> #include <stdlib.h> int main() { int n; int q = 0; printf("Chuong trinh nay se in ra tam giac can\n"); printf("Nhap chieu cao tam giac cua ban: \n"); scanf("%d",&n); while (n > 0) { for (int i = 1; i<n; i++) printf("%c", ' '); for (int k = 0; k <= q; k ++) printf("%c", '*'); n -- ; q += 2 ; printf("\n"); } return 0; } II. Vẽ Hình Tam Giác Trong C++ Viết một chương trình in ra hình

Nên học C hay C++ ? Lựa chọn nào tốt hơn

Bạn đang mới học lập trình và đang phân vân nên học lập trình C hay C++ , bài viết dưới đây của Tehcacademy.edu.vn sẽ phần nào giải đáp cho bạn thắc mắc trên.  I. Nên học ngôn ngữ lập trình C hay C++ Nếu bạn đang phân vẫn lựa chọn nên học C hay C++ thì dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm của ngôn ngữ lập trình C và C++. Dựa trên đánh giá này, giúp bạn lựa chọn nên học lập trình C hay C++ 1, Ưu điểm và nhược điểm của ngôn ngữ lập trình C, C++ Dưới đây là một số ưu điểm, nhược điểm của ngôn ngữ c và c++: C, C++ đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng + Ngôn ngữ lập trình C Ưu điểm : + Hiệu suất cao Mỗi một ngôn ngữ đều dựa vào khả năng sử dụng bộ nhớ để đánh giá hiệu suất. Đây chính là ưu điểm đầu tiên của C, nó có thể chạy mượt mà trên những hệ thống giới hạn về dung lượng, lý do là vì ngay từ đầu C được thiết kế với mục đích thay thế ASM trong các hệ thống bộ nhớ cực hạn chế thập niên 1960. + Tính linh hoạt Lập trình C có 2 tính linh hoạt và là 2 ưu điểm nổi bật củ

Tìm Phần Tử Xuất Hiện Nhiều Nhất Trong Mảng C++

Tìm phần tử xuất hiện nhiều nhất trong mảng là một vấn đề phổ biến trong lập trình C++. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể sử dụng một số phương pháp khác nhau như sử dụng bảng băm (hash table), sắp xếp mảng và duyệt qua mảng. Cùng techacademy đi tìm hiểu chi tiết chủ đề này ngay bài viết bên dưới đây nhé. I. Tìm Phần Tử Xuất Hiện Nhiều Nhất Trong Mảng C++ Trong lập trình C++, việc tìm ra phần tử xuất hiện nhiều nhất trong một mảng là một vấn đề phổ biến và quan trọng. Điều này thường được thực hiện thông qua việc sử dụng các thuật toán và cấu trúc dữ liệu phù hợp. Chúng ta sẽ thảo luận về cách thực hiện điều này một cách hiệu quả trong ngôn ngữ lập trình C++. 1. Sử dụng Bảng Băm (Hash Map): Một cách phổ biến để giải quyết vấn đề này là sử dụng bảng băm. Chúng ta có thể duyệt qua mảng, đếm số lần xuất hiện của mỗi phần tử và lưu trữ chúng trong một bảng băm. 2. Sắp Xếp và Đếm: Một cách khác là sắp xếp mảng và sau đó duyệt qua mảng để đếm số lần xuất hiện của mỗi phần tử liên ti