PHP là một trong những ngôn ngữ học lập trình phổ biến nhất hiện nay. Vậy học lập trình PHP có khó không ? Tự học lập trình PHP có khó không. Tham khảo bài viết ngay để hiểu rõ nhé
I. Học ngôn ngữ lập trình PHP có khó không?
Như đã nói, PHP được coi là Ngôn ngữ kịch bản phía máy chủ. Điều này có nghĩa là khi bạn học PHP sẽ bớt đi những thứ không cần thiết cho lập trình Web. Chính vì vậy, lộ trình học lập trình PHP sẽ ngắn hơn so với các ngôn ngữ lập trình khác. Đây là một bước thuận lợi đầu tiên khi học lập trình web PHP cho bạn. Và nó cũng cho thấy học lập trình web bằng PHP cũng không quá khó mà còn có phần nhẹ nhàng hơn so với các ngôn ngữ khác như Java, C# hay ASP.NET.
Vậy học lập trình php có khó không ?
Theo đánh giá của nhiều bạn là Học PHP dễ. Như đã nói ở trên PHP là một ngôn ngữ khác dễ dành cho những người mới bắt đầu học lập trình. Thêm vào đó PHP là mã nguồn mở nên bạn có thể dễ dàng cài đặt và sự dụng nhanh chóng.
Tài liệu của PHP rất phong phú và đa dạng. Vì vậy mà mọi thắc mắc của bạn đều có câu trả lời trên kho học liệu. PHP có nhiều Framework tốt nhất hỗ trợ. Nên việc học của các bạn sữ trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Như vậy có thể thấy rằng so với các ngôn ngữ khác thì PHP quả là một sự lựa chọn phù hợp để bắt đầu con đường lập trình.
Giống như mọi loại kiến thức khác, bất kì ai cũng có thể chinh phục được các kiến thức về PHP cơ bản. Rồi tự làm cho mình một website bằng ngôn ngữ này. Nhưng không phải ai cũng đủ nỗ lực và kiên trì để vượt quan các kiến thức cao cấp của PHP.
Điều này cũng cho một thực tế hiện nay trên toàn thế giới cho thấy PHP chiếm phần đông người sử dụng. Nhưng để gọi là một chuyên gia về PHP thì quả thật số lượng ấy quá khiêm tốn so với phần đông người sử dụng kia.
Không khó để học được các quy tắc cơ bản của ngôn ngữ PHP, nhưng làm được web bằng PHP cũng không phải là điều dễ dàng.
Thực tế hiện nay cho thấy, chuyên gia về ngôn ngữ này thật sự rất khiêm tốn. Lý do?
Vì lập trình bằng PHP dễ tùy biến khi viết lệnh nhưng lại khiến nó trở nên tùy tiện trong việc truy xuất và xử lý. Website thì vẫn hình thành, vẫn chạy tốt đấy nhưng khi muốn phát triển web đáp ứng nhu cầu thay đổi thì lại vô cùng khó.
II. Tự học lập trình php có khó không?
Việc tự học lập trình PHP không phải đơn giản. Nếu bạn là người đang được đào tạo bài bản tại một trường đại học mà bạn tự học thêm một ngôn ngữ lập trình khác, Thì điều đó thật sự tốt cho bạn. Nhưng với một người chưa biết gì về lập trình. Và đang muốn học để đi làm việc thì việc tự học lập trình PHP là không nên. Bởi nó có thể kéo dài thời giản học của bạn hoặc bạn sẽ không có đủ kiến thức bài bản như được đào tạo.
Việc tự học lập trình PHP với nhiều người là rất khó. Bạn có thể thích thú và có hứng trong thời gian đầu. Nhưng đến khi gặp khó khăn, bế tắc. Bạn không tìm được cách giải quyết. Điều này có thể khiến bạn bỏ việc học hoặc mất tinh thần khi học lập trình php.
Tốt hơn hết là bạn nên đăng kí khóa học lập trình PHP tại một nơi uy tín như đại học, cao đẳng hay các trung tâm uy tín dạy lập trình PHP. Sau đó kết hợp việc học trên lớp với sự tự học lập trình PHP điều này có thể giúp bạn học lập trình PHP một cách tốt hơn và nhanh hơn.
III. Cách học lập trình PHP hiệu quả
Học một ngôn ngữ mới có thể khá khó khăn với nhiều người. Dưới đây là những lời khuyên quý báu của các chuyên gia PHP dành cho người mới bước chân vào thế giới PHP. Các bạn cùng tham khảo nhé!
1. Bắt đầu với OOP
Đối với người vừa mới bắt đầu học lập trình PHP nên có một nền tảng vững chắc trong việc lập trình hướng đối tượng (OOP) trước khi tìm hiểu sâu hơn vào PHP.
Nếu bạn vốn không xuất thân từ lĩnh vực lập trình, hãy dành thời gian để tìm hiểu nguyên tắc căn bản của phát triển phần mềm. Những vấn đề cần chú ý như lập trình hướng đối tượng (OOP), phát triển hướng kiểm thử (test driven development), quản lí phiên bản (version control), gỡ lỗi (debugging), các mẫu thiết kế (design pattern), vv).
2. Tham gia các cộng đồng mạng PHP
Hãy tham gia ngay vào một nhóm người dùng PHP (PHP User’s Group). Có vô số nhóm người dùng PHP ở mọi nơi trên thế giới. Đó là nơi những người thông minh tập hợp để thảo luận, khám phá những ý tưởng và giúp đỡ lẫn nhau.
3. Tham gia các dự án mã nguồn mở
Hãy tham gia vào các dự án mã nguồn mở ngay sau khi bạn nắm bắt được các vấn đề cơ bản… Việc này khiến bạn có thể truy cập vào mã nguồn của các dự án và là một cơ hội rất lớn để học hỏi từ các chuyên gia kì cựu trong ngành.
Tìm một dự án hoặc cộng đồng chất lượng để đóng góp vào. Tìm hiểu về các đoạn mã, con người và văn hóa riêng của dự án đó. Bạn sẽ học hỏi được từ các nhà phát triển có kinh nghiệm, niềm đam mê với những đoạn code chất lượng cùng với một cộng đồng thân thiện. Những người mới sẽ nhận được nhiều hơn từ việc đề xuất các đoạn code cải tiến trong các bản và thậm chí từ việc làm thế nào để là một thành viên cộng đồng tốt hơn”.
4. Hãy bắt tay vào làm
PHP là một ngôn ngữ rất dễ học. Cách tốt nhất để tìm hiểu xem cái gì đó hoạt động như thế nào là bắt tay vào làm thử. Nếu bạn có thể giải quyết vấn đề của bạn với PHP thì cứ mạnh dạn bắt tay vào code ngay cả khi nó chưa hoàn hảo. Bởi có như vậy thì bạn mới rút được ra những kinh nghiệm cho bản thân từ những vấp ngã đó.
5. Học hỏi từ các coder nhiều kinh nghiệm
Đọc các code của các nhà phát triển dày dạn kinh nghiệm. Đó luôn là những cách tốt hơn để giải quyết các vấn đề bạn gặp phải. Đừng phát minh lại bánh xe, bạn sẽ luôn có thừa các công cụ, thư viện sẵn có để lập trình. Hãy sử dụng các thư viện có uy tín bất cứ khi nào bạn có thể thay vì tự viết code từ đầu.
Đảm bảo rằng code của bạn thật dễ hiểu. Nếu chính bạn cũng không thể hiểu được code mà bạn viết ra sau một thời gian thì làm sao các nhà phát triển khác có thể hiểu nổi.
Luôn cố gắng đơn giản hóa các đoạn code. Sẽ vất vả hơn để viết các đoạn code đơn giản hơn nhưng một cấu trúc code nhất quán sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức hơn khi phải bảo trì.
Cuối cùng, tìm hiểu về một số các lập trình viên xuất sắc và cách làm thế nào họ giữ được niềm đam mê về nghệ thuật lập trình trong nhiều năm như vậy.
6. Hãy tìm hiểu về việc phát triển hướng thử nghiệm và đóng gói
Tìm hiểu về phát triển hướng kiểm thử (test-driven development), tính đóng gói (encapsulation) và quản lí mã nguồn (source control). Một khi hiểu về nó, bạn sẽ viết code nhanh hơn và bất cứ ai phát triển kế thừa từ những đoạn code của bạn sẽ cảm ơn bạn rất nhiều.
Trên đây là những kinh nghiệm cơ bản giúp các bạn có thể định hướng phương pháp học lập trình PHP hiệu quả nhất.
Trên đây là bài viết học php có khó không ? cùng một số cách học lập trình PHP hiệu quả. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo.
The post Học php có khó không ? appeared first on Techacademy.
Nhận xét
Đăng nhận xét