Chuyển đến nội dung chính

Linked List C++

Bạn đã biết gì về danh sách liên kết đơn (Linked List) trong C++? Nó có đặc điểm gì? Cài đặt linked list C ++ cũng như những bài tập liên quan như thế nào. Hãy cùng Techacademy tìm hiểu trong bài viết này nhé!

I. Linked List C++ Là Gì

Một Danh sách liên kết (Linked List) là 1 dãy các cấu trúc dữ liệu được kết nối với nhau thông qua các liên kết (link). Hiểu một cách đơn thuần thì Danh sách liên kết là một cấu trúc dữ liệu bao gồm 1 nhóm những nút (node) tạo thành 1 chuỗi. Mỗi nút gồm dữ liệu ở nút ấy và tham chiếu đến nút kế tiếp trong chuỗi.

Danh sách liên kết là cấu trúc dữ liệu được sử dụng rộng rãi thứ hai sau mảng. Dưới đây là những định nghĩa cơ bản liên quan tới Danh sách liên kết:

Link (liên kết): mỗi link của một Danh sách liên kết có thể lưu giữ một dữ liệu được gọi là một phần tử.

Next: Mỗi liên kết của một Danh sách liên kết chứa một link tới next link được gọi là Next.

First: một Danh sách liên kết bao gồm các link kết nối tới first link được gọi là First.

Linked List C++ Là Gì
Linked List C++ Là Gì

II. Đặc Điểm Của Danh Sách Liên Kết Đơn

Do danh sách liên kết đơn là một cấu trúc dữ liệu động, được tạo nên nhờ việc cấp phát động nên nó mang một số đặc điểm sau đây:

  • Được cấp phát bộ nhớ khi chạy chương trình
  • Có thể đổi thay kích thước qua việc thêm, xóa phần tử
  • Kích thước tối đa phụ thuộc vào bộ nhớ khả dụng của RAM
  • Các phần tử được lưu trữ tự nhiên (không liên tiếp) trong RAM

Và do tính liên kết của phần tử đầu và phần tử đứng sau nó trong danh sách liên kết đơn, nó có những đặc điểm sau:

  • Chỉ cần nắm được phần tử đầu và cuối là có thể quản lý được danh sách
  • Truy cập tới phần tử ngẫu nhiên phải duyệt từ đầu tới vị trí đó
  • Chỉ có thể tìm kiếm tuyến tính một phần tử
Đặc Điểm Của Danh Sách Liên Kết Đơn
Đặc Điểm Của Danh Sách Liên Kết Đơn

III. Cài Đặt Linked List C++

+ Khai báo linked list

Để đơn giản hóa, data của chúng ta sẽ là số nguyên(int). Bạn cũng có thể sử dụng các kiểu nguyên thủy khác(float, char,…) hay kiểu dữ liệu struct(SinhVien, CanBo,…) tự tạo.

struct LinkedList{
    int data;
    struct LinkedList *next;
 };

Khai báo trên sẽ được sử dụng cho đa số Node trong linked list. Trường data sẽ lưu giữa giá trị và next sẽ là con trỏ để trỏ tới thằng kế tiếp của nó.

Tại sao next lại là kiểu LinkedList của chính nó? Bởi vì nó là con trỏ trỏ của chính bản thân nó, và nó trỏ tới một thằng Node kế tiếp cũng có kiểu LinkedList.

+ Tạo mới 1 Node

Hãy tạo 1 kiểu dữ liệu của struct LinkedList để code clear hơn:

typedef struct LinkedList *node; //Từ giờ dùng kiểu dữ liệu LinkedList có thể thay bằng node cho ngắn gọn
 
node CreateNode(int value){
    node temp; // declare a node
    temp = (node)malloc(sizeof(struct LinkedList)); // Cấp phát vùng nhớ dùng malloc()
    temp->next = NULL;// Cho next trỏ tới NULL
    temp->data = value; // Gán giá trị cho Node
    return temp;//Trả về node mới đã có giá trị
}

Mỗi một Node lúc được khởi tạo, chúng ta cần cấp phát bộ nhớ cho nó, và mặc định cho con trỏ next trỏ tới NULL. Giá trị của Node sẽ được cung cấp khi thêm Node vào linked list.

  • typedef được dùng để định nghĩa một kiểu dữ liệu trong C. VD: typeder long long LL;
  • malloc là hàm cấp phát bộ nhớ của C. Với C++ chúng ta dùng new
  • sizeof là hàm trả về kích thước của kiểu dữ liệu, dùng làm tham số cho hàm malloc

Lưu ý: Không giống với mảng, cần khai báo arr[size]. Trong linked list, vì mỗi Node sẽ có con trỏ liên kết đến Node tiếp theo. Do đó, với danh sách liên kết đơn, bạn chỉ cần lưu giữ Node đầu tiên(HEAD). Có head rồi bạn có thể đi tới bất cứ Node nào.

+ Thêm Node vào danh sách liên kết

Thêm vào đầu

Việc thêm vào đầu chính là việc cập nhật lại thằng head. Ta gọi Node mới(temp), ta có:

– Nếu head đang trỏ tới NULL, nghĩa là linked list đang trống, Node mới thêm vào sẽ làm head luôn

– Ngược lại, ta bắt buộc thay thế thằng head cũ bằng head mới. Việc này phải làm theo thứ tự như sau:

  • Cho next của temp trỏ tới head hiện hành
  • Đặt temp làm head mới
node AddHead(node head, int value){
    node temp = CreateNode(value); // Khởi tạo node temp với data = value
    if(head == NULL){
        head = temp; // //Nếu linked list đang trống thì Node temp là head luôn
    }else{
        temp->next = head; // Trỏ next của temp = head hiện tại
        head = temp; // Đổi head hiện tại = temp(Vì temp bây giờ là head mới mà)
    }
    return head;
}

Thêm vào cuối

Chúng ta sẽ cần Node đầu tiên, và giá trị muốn thêm. Khi đó, ta sẽ:

  1. Tạo một Node mới với giá trị value
  2. Nếu head = NULL, tức là danh sách liên kết đang trống. Khi đó Node mới(temp) sẽ là head luôn.
  3. Ngược lại, ta sẽ duyệt tới Node cuối cùng(Node có next = NULL), và trỏ next của thằng cuối tới Node mới(temp).
node AddTail(node head, int value){
    node temp,p;// Khai báo 2 node tạm temp và p
    temp = CreateNode(value);//Gọi hàm createNode để khởi tạo node temp có next trỏ tới NULL và giá trị là value
    if(head == NULL){
        head = temp;     //Nếu linked list đang trống thì Node temp là head luôn
    }
    else{
        p  = head;// Khởi tạo p trỏ tới head
        while(p->next != NULL){
            p = p->next;//Duyệt danh sách liên kết đến cuối. Node cuối là node có next = NULL
        }
        p->next = temp;//Gán next của thằng cuối = temp. Khi đó temp sẽ là thằng cuối(temp->next = NULL mà)
    }
    return head;
}

Tổng quan hơn, chúng ta sẽ sẽ viết hàm thêm một Node vào vị trí bất kỳ nhé.

Thêm vào vị trí bất kỳ

Để làm được việc này, ta cần duyệt từ đầu để tìm tới vị trí của Node cần chèn, giả sử là Node Q, lúc đó ta cần làm theo thứ tự sau:

  • Cho next của Node mới trỏ tới Node mà Q đang trỏ tới
  • Cho Node Q trỏ tới Node mới

Lưu ý: Chỉ số chèn bắt đầu từ chỉ số 0 nhé các bạn

node AddAt(node head, int value, int position){
    if(position == 0 || head == NULL){
        head = AddHead(head, value); // Nếu vị trí chèn là 0, tức là thêm vào đầu
    }else{
        // Bắt đầu tìm vị trí cần chèn. Ta sẽ dùng k để đếm cho vị trí
        int k = 1;
        node p = head;
        while(p != NULL && k != position){
            p = p->next;
            ++k;
        }
 
        if(k != position){
            // Nếu duyệt hết danh sách lk rồi mà vẫn chưa đến vị trí cần chèn, ta sẽ mặc định chèn cuối
            // Nếu bạn không muốn chèn, hãy thông báo vị trí chèn không hợp lệ
            head = AddTail(head, value);
            // printf("Vi tri chen vuot qua vi tri cuoi cung!\n");
        }else{
            node temp = CreateNode(value);
            temp->next = p->next;
            p->next = temp;
        }
    }
    return head;
}

Lưu ý: Bạn phải làm theo thứ tự trên, nếu bạn cho p->next = temp trước. Khi đó, bạn sẽ không thể lấy lại phần sau của danh sách liên kết nữa(Vì next chỉ được được lưu trong p->next mà thay đổi p->next rồi thì còn đâu giá trị cũ).

+ Xóa Node khỏi danh sách liên kết

Xóa đầu

Xóa đầu đơn giản lắm, bây giờ chỉ cần cho thằng kế tiếp của head làm head là được thôi. Mà thằng kế tiếp của head chính là head->next.

node DelHead(node head){
    if(head == NULL){
        printf("\nCha co gi de xoa het!");
    }else{
        head = head->next;
    }
    return head;
}

Xóa cuối

Xóa cuối mới nhọc nè, nhọc ở chỗ phải duyệt đến thằng cuối – 1, cho next của cuối – 1 đó bằng NULL.

node DelTail(node head){
    if (head == NULL || head->next == NULL){
         return DelHead(head);
    }
    node p = head;
    while(p->next->next != NULL){
        p = p->next;
    }
    p->next = p->next->next; // Cho next bằng NULL
    // Hoặc viết p->next = NULL cũng được
    return head;
}

Thằng Node cuối – 1 là thằng có p->next->next = NULL. Bạn cho next của nó bằng NULL là xong.

Xóa ở vị trí bất kỳ

Việc xóa ở vị trí bất kỳ cũng khá giống xóa ở cuối kia. Đơn giản là chúng ta bỏ qua một phần tử, như ảnh sau:

Lưu ý: Chỉ số xóa bắt đầu từ 0 nhé các bạn. Việc tìm vị trí càn xóa chỉ duyệt tới Node gần cuối thôi(cuối – 1). Sau đây là code xóa Node ở vị trí bất kỳ

node DelAt(node head, int position){
    if(position == 0 || head == NULL || head->next == NULL){
        head = DelHead(head); // Nếu vị trí chèn là 0, tức là thêm vào đầu
    }else{
        // Bắt đầu tìm vị trí cần chèn. Ta sẽ dùng k để đếm cho vị trí
        int k = 1;
        node p = head;
        while(p->next->next != NULL && k != position){
            p = p->next;
            ++k;
        }
 
        if(k != position){
            // Nếu duyệt hết danh sách lk rồi mà vẫn chưa đến vị trí cần chèn, ta sẽ mặc định xóa cuối
            // Nếu bạn không muốn xóa, hãy thông báo vị trí xóa không hợp lệ
            head = DelTail(head);
            // printf("Vi tri xoa vuot qua vi tri cuoi cung!\n");
        }else{
            p->next = p->next->next;
        }
    }
    return head;
}

+ Lấy giá trị ở vị trí bất kỳ

Chúng ta sẽ viết một hàm để truy xuất giá trị ở chỉ số bất kỳ nhé. Trong trường hợp chỉ số vượt quá chiều dài của linked list – 1, hàm này trả về vị trí cuối cùng. Do hạn chế là chúng ta không thể raise error khi chỉ số không hợp lệ. Tôi mặc định chỉ số bạn truyền vào phải là số nguyên không âm. Nếu bạn muốn kiểm tra chỉ số hợp lệ thì nên kiểm tra trước khi gọi hàm này.

int Get(node head, int index){
    int k = 0;
    node p = head;
    while(p->next != NULL && k != index){
        ++k;
        p = p->next;
    }
    return p->data;
}

Lý do dùng p->next != NULL là vì chúng ta chỉ muốn đi qua các phần tử có value.

+ Tìm kiếm trong danh sách liên kết

Hàm tìm kiếm này sẽ trả về chỉ số của Node đầu tiên có giá trị bằng với giá trị cần tìm. Nếu không tìm thấy, chúng ta trả về -1.

int Search(node head, int value){
    int position = 0;
    for(node p = head; p != NULL; p = p->next){
        if(p->data == value){
            return position;
        }
        ++position;
    }
    return -1;
}

Chúng ta có thể sử dụng hàm này để xóa tất cả các Node trong danh sách liên kết có giá trị chỉ định như sau:

node DelByVal(node head, int value){
    int position = Search(head, value);
    while(position != -1){
        DelAt(head, position);
        position = Search(head, value);
    }
    return head;
}

+ Duyệt danh sách liên kết

Việc duyệt danh sách liên kết cực đơn giản. Khởi tạo từ Node head, bạn cứ thế đi theo con trỏ next cho tới trước khi Node đó NULL.

void Traverser(node head){
    printf("\n");
    for(node p = head; p != NULL; p = p->next){
        printf("%5d", p->data);
    }
}

+ Một số hàm bổ trợ khác

Hàm khởi tạo Node head

Đơn giản là cho con trỏ head = NULL thôi. Nếu bạn để ý, chúng ta vẫn check head = NULL để biết rằng danh sách liên kết chưa có phần tử nào ở các hàm phía trên.

node InitHead(){
    node head;
    head = NULL;
    return head;
}

Hàm lấy số phần tử của DSLK

Duyệt và đếm chừng nào các Node chưa NULL. Sau cùng, trả về giá trị đếm được.

int Length(node head){
    int length = 0;
    for(node p = head; p != NULL; p = p->next){
        ++length;
    }
    return length;
}

Hàm nhập danh sách liên kết

node Input(){
    node head = InitHead();
    int n, value;
    do{
        printf("\nNhap so luong phan tu n = ");
        scanf("%d", &n);
    }while(n <= 0);
 
    for(int i = 0; i < n; ++i){
        printf("\nNhap gia tri can them: ");
        scanf("%d", &value);
        head = AddTail(head, value);
    }
    return head;
}
Cài Đặt Linked List C++
Cài Đặt Linked List C++

IV. Thư Viện Linkedlist Trong C

Một Danh sách liên kết (Linked List) là 1 dãy các cấu trúc dữ liệu được kết nối với nhau thông qua các liên kết (link). Hiểu một cách đơn thuần thì Danh sách liên kết là một cấu trúc dữ liệu bao gồm 1 nhóm những nút (node) tạo thành một chuỗi. Mỗi nút gồm dữ liệu ở nút ấy và tham chiếu tới nút kế tiếp trong chuỗi.

Chương trình minh họa Danh sách liên kết (Linked List) trong C

#include <stdio.h>
#include <string.h>
#include <stdlib.h>
#include <stdbool.h>

struct node  
{
   int data;
   int key;
   struct node *next;
};

struct node *head = NULL;
struct node *current = NULL;

//hien thi danh sach
void printList()
{
   struct node *ptr = head;
   printf("\n[ ");
   
   //bat dau tu phan dau danh sach
   while(ptr != NULL)
   {        
      printf("(%d,%d) ",ptr->key,ptr->data);
      ptr = ptr->next;
   }
   
   printf(" ]");
}

//chen link tai vi tri dau tien
void insertFirst(int key, int data)
{
   //tao mot link
   struct node *link = (struct node*) malloc(sizeof(struct node));
   
   link->key = key;
   link->data = data;
   
   //tro link nay toi first node cu
   link->next = head;
   
   //tro first toi first node moi
   head = link;
}

//xoa phan tu dau tien
struct node* deleteFirst()
{

   //luu tham chieu toi first link
   struct node *tempLink = head;
   
   //danh dau next toi first link la first 
   head = head->next;
   
   //tra ve link bi xoa
   return tempLink;
}

//kiem tra list co trong hay khong
bool isEmpty()
{
   return head == NULL;
}

int length()
{
   int length = 0;
   struct node *current;
   
   for(current = head; current != NULL; current = current->next)
   {
      length++;
   }
   
   return length;
}

//tim mot link voi key da cho
struct node* find(int key){

   //bat dau tim tu first link
   struct node* current = head;

   //neu list la trong
   if(head == NULL)
   {
      return NULL;
   }

   //duyet qua list
   while(current->key != key){
   
      //neu day la last node
      if(current->next == NULL){
         return NULL;
      }else {
         //di chuyen toi next link
         current = current->next;
      }
   }      
   
   //neu tim thay du lieu, tra ve link hien tai
   return current;
}

//xoa mot link voi key da cho
struct node* deleteKey(int key){

   //bat dau tu first link
   struct node* current = head;
   struct node* previous = NULL;
   
   //neu list la trong
   if(head == NULL){
      return NULL;
   }

   //duyet qua list
   while(current->key != key){
   
      //neu day la last node
      if(current->next == NULL){
         return NULL;
      }else {
         //luu tham chieu toi link hien tai
         previous = current;
         //di chuyen toi next link
         current = current->next;             
      }
      
   }

   //cap nhat link
   if(current == head) {
      //thay doi first de tro toi next link
      head = head->next;
   }else {
      //bo qua link hien tai
      previous->next = current->next;
   }    
   
   return current;
}

// ham sap xep
void sort(){

   int i, j, k, tempKey, tempData ;
   struct node *current;
   struct node *next;
   
   int size = length();
   k = size ;
   
   for ( i = 0 ; i < size - 1 ; i++, k-- ) {
      current = head ;
      next = head->next ;
      
      for ( j = 1 ; j < k ; j++ ) {   
      
         if ( current->data > next->data ) {
            tempData = current->data ;
            current->data = next->data;
            next->data = tempData ;

            tempKey = current->key;
            current->key = next->key;
            next->key = tempKey;
         }
         
         current = current->next;
         next = next->next;                        
      }
   }   
}

// ham dao nguoc list
void reverse(struct node** head_ref) {
   struct node* prev   = NULL;
   struct node* current = *head_ref;
   struct node* next;
   
   while (current != NULL) {
      next  = current->next;  
      current->next = prev;   
      prev = current;
      current = next;
   }
   
   *head_ref = prev;
}

main() {

   insertFirst(1,10);
   insertFirst(2,20);
   insertFirst(3,30);
   insertFirst(4,1);
   insertFirst(5,40);
   insertFirst(6,56); 

   printf("Danh sach ban dau: "); 
   
   //in danh sach
   printList();

   while(!isEmpty()){            
      struct node *temp = deleteFirst();
      printf("\nGia tri bi xoa:");  
      printf("(%d,%d) ",temp->key,temp->data);        
   }  
   
   printf("\nDanh sach sau khi da xoa gia tri: ");          
   printList();
   insertFirst(1,10);
   insertFirst(2,20);
   insertFirst(3,30);
   insertFirst(4,1);
   insertFirst(5,40);
   insertFirst(6,56); 
   printf("\nPhuc hoi danh sach: ");  
   printList();
   printf("\n");  

   struct node *foundLink = find(4);
   
   if(foundLink != NULL){
      printf("Tim thay phan tu: ");  
      printf("(%d,%d) ",foundLink->key,foundLink->data);  
      printf("\n");  
   }else {
      printf("Khong tim thay phan tu.");  
   }

   deleteKey(4);
   printf("Danh sach, sau khi xoa mot phan tu: ");  
   printList();
   printf("\n");
   foundLink = find(4);
   
   if(foundLink != NULL){
      printf("Tim thay phan tu: ");  
      printf("(%d,%d) ",foundLink->key,foundLink->data);  
      printf("\n");  
   }else {
      printf("Khong tim thay phan tu.");  
   }
   
   printf("\n");  
   sort();
   
   printf("Danh sach sau khi duoc sap xep: ");  
   printList();
   
   reverse(&head);
   printf("\nDanh sach sau khi bi dao nguoc: ");  
   printList();
}

Kết quả

Biên dịch và chạy chương trình C trên sẽ cho kết quả:

Thư Viện Linkedlist Trong C
Thư Viện Linkedlist Trong C

V. Bài Tập Linked List C++

Nhằm giúp ace nâng cao kỹ năng, kiến thức lập trình, dễ dàng ghi nhớ và hiểu sâu hơn lúc đã học lý thuyết về linked list tại series tự học cấu trúc dữ liệu và giải thuật của techacademy. Sau đây là những bài tập có full lời giải và hướng dẫn giải cực chi tiết cho ace trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau.

Bài 1: Remove những phần tử trùng lặp trong linked list đã được sắp xếp

Cho 1 linked list được sắp xếp theo thứ tự tăng dần, hãy viết 1 hàm loại bỏ bất kỳ nút trùng lặp nào khỏi danh sách bằng phương pháp duyệt qua danh sách chỉ 1 lần

Cho thí dụ là: {1, 2, 2, 2, 3, 4, 4, 5}

sau lúc thực hiện sẽ được kết quả là: {1, 2, 3, 4, 5}

Gợi ý: Vì danh sách được sắp xếp, chúng ta có thể tiến hành rút gọn danh sách và so sánh các nút liền kề. Khi các nút liền kề giống nhau, hãy loại bỏ nút thứ hai. Có một trường hợp phức tạp trong đó nút sau nút tiếp theo cần được lưu ý trước khi xóa.

Bài 2: Đảo ngược mọi nhóm k nút trong danh sách liên kết đã cho

Cho một danh sách liên kết, đảo ngược mọi nhóm k nút liền kề trong đó với k là số nguyên dương.

Ví dụ:

–>
Input: 1>2>3>4>5>6>7>8>null

k = 3

Output: 3>2>1>6>5>4>8>7>null

k=2

Output: 2>1>4>3>6>5>8>7>null

k = 8

Output: 8>7>6>5>4>3>2>1>null

Gợi ý:

Ý tưởng là xem xét mọi nhóm k nút và đảo ngược đệ quy từng nút một. Cần phải đặc biệt chú ý khi liên kết các nhóm đảo ngược với nhau.

Bài 3: Di chuyển nút cuối cùng lên phía trước trong Danh sách được liên kết nhất định

Cho một danh sách được liên kết, hãy di chuyển nút cuối cùng của nó lên phía trước.

Ví dụ: Input: 1,2,3,4

Output: 4,1,2,3

Gợi ý: Ý tưởng là làm cho danh sách được liên kết có hình tròn và sau đó ngắt chuỗi trước nút cuối cùng sau khi làm cho danh sách này hướng đến nút cuối cùng.

Bài 4: Xóa mọi N nút trong danh sách được liên kết sau khi bỏ qua M nút

Cho một danh sách được liên kết và hai số nguyên dương M và N, xóa mọi N nút trong đó sau khi bỏ qua M nút.

Ví dụ:

1>2>3>4>5>6>7>8>9>10>null

if M = 1, N = 3

Output: 1>5>9>null

if M=2, N=2

Output: 1>2>5>6>9>10>null

Gợ ý: Ý tưởng rất đơn giản. Chúng tôi duyệt qua danh sách đã cho và bỏ qua m nút đầu tiên và xóa n nút tiếp theo trong đó và lặp lại cho các nút còn lại. Giải pháp rất đơn giản nhưng chúng ta cần đảm bảo rằng tất cả các điều kiện biên được xử lý đúng cách trong code.

Bài 5: Hợp nhất hai danh sách liên kết đã sắp xếp thành một

Viết một hàm nhận hai danh sách, mỗi danh sách được sắp xếp theo thứ tự tăng dần và hợp nhất hai danh sách với nhau thành một danh sách theo thứ tự tăng dần và trả về.

Ví dụ:

Input: 1>7>5>4 và 2>6>3>9

Output: 1>2>3>4>5>6>7>9

Gợi ý: Vấn đề có thể được giải quyết bằng vòng lặp hoặc đệ quy. Có nhiều trường hợp cần giải quyết: hoặc ‘a’ hoặc ‘b’ có thể để trống, trong quá trình xử lý, ‘a’ hoặc ‘b’ có thể hết đầu tiên và cuối cùng là vấn đề khởi động danh sách kết quả trống và xây dựng nó lên trong khi đi qua ‘a’ và ‘b’.

Có khá nhiều các giải như sau:

  • Sử dụng nút giả

Chiến lược ở đây sử dụng một nút giả tạm thời làm điểm bắt đầu của danh sách kết quả. Đuôi con trỏ luôn trỏ đến nút cuối cùng trong danh sách kết quả, vì vậy việc thêm các Nút mới rất dễ dàng. Nút giả cung cấp cho đuôi một cái gì đó để trỏ đến ban đầu khi danh sách kết quả trống. Nút giả này hiệu quả, vì nó chỉ là tạm thời và nó được cấp phát trong ngăn xếp. Vòng lặp tiếp tục, xóa một nút khỏi ‘a’ hoặc ‘b’ và thêm nó vào đuôi. Khi chúng ta hoàn tất, kết quả là dummy.next.

  • Sử dụng Tham chiếu cục bộ

Giải pháp này có cấu trúc rất giống với giải pháp trên, nhưng nó tránh sử dụng một nút giả. Thay vào đó, nó duy trì một con trỏ struct node ** lastPtrRef , luôn trỏ đến con trỏ cuối cùng của danh sách kết quả. Điều này giải quyết trường hợp tương tự mà nút giả đã làm – xử lý danh sách kết quả khi nó trống. Nếu bạn đang cố gắng tạo một danh sách ở đuôi của nó, bạn có thể sử dụng chiến lược nút giả hoặc nút cấu trúc ** “tham chiếu”.

Bài Tập Linked List C++
Bài Tập Linked List C++

The post Linked List C++ first appeared on Techacademy.



source https://techacademy.edu.vn/linked-list-c/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Học Lập Trình Android Ở Đâu TpHCM, Hà Nội, Đà Nẵng ? Tốt Nhất, Uy Tín Nhất

Học lập trình Android là một trong những khóa học lập trình được nhiều bạn trẻ tìm kiếm nhất hiện nay bởi mực lương hấp dẫn và ổn định của một lập trình viên android. Đối với các bạn trẻ bắt đầu theo học android việc suy nghĩ học lập trình android ở đâu luôn là vấn đề được rất nhiều quan tâm. Để biết được câu trả lời khách quan nhất về học lập trình android ở đâu tại TpHCM, Hà Nội, Đà Nẵng? Mời bạn tham khảo ngay ý kiến từ Techacademy đưa ra dưới đây nhé! I. Học lập trình android ở đâu tốt nhất Hà Nôi, TpHCM, Đà Nẵng Dưới đây là danh sách các trung tâm đào tạo lập trình android hàng đầu Việt Nam hiện nay. 1, Techacademy Sử dụng phương pháp giảng dạy lập trình android được hiệu quả, giúp học viện hiểu bài và áp dụng thục hành ngay trong thực tế. Đây là phương pháp dạy lập trình android hiệu quả nhất hiện nay, giúp học viên xây dựng sự tự tin khi thực hành. Techacademy là trung tâm đào tạo lập trình android hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập với đội ngũ giảng viên, chuyên gia lậ...

Phím Tắt Eclipse Thông Dụng Và Tiện Lợi Nhất ! Đọc Ngay Nếu Bạn Vẫn Đang Dùng Chuột

Việc sử dụng các thao tác click chuột nhiều lần trong Eclipse khiến các coder nhàm chán và tốn thời gian, hãy cải tạo nó bằng các phím tắt trong Eclipse. Dưới đây là danh sách một số những phím tắt thông dụng bạn nên biết. phím tắt eclipse (1) Đầu tiên hãy sử dụng phím tắt Ctrl + Shift + L để hiển thị danh sách các phím tắt trong Eclipse. phím tắt eclipse (2) Danh sách tất cả những phím tắt trong Eclipse bạn có thể áp dụng, được chia thành 12 mục khác nhau tùy thuộc vào tác dụng của phím tắt: 1. Quản lý tập tin và dự án Ctrl + N Tạo dự án mới bằng Wizard Ctrl + Alt + N Tạo dự án , tập tin, lớp, vv Alt + F Mở dự án, tệp, v.v. Ctrl + Shift + R Mở Resource (tệp, thư mục hoặc dự án) Alt + Enter Hiển thị và truy cập các thuộc tính tệp Ctrl + S Save tập tin hiện tại Ctrl + Shift + S Save tất cả các tập tin Ctrl + W Đóng tệp hiện tại Ctrl + Shift + W Đóng tất cả các tệp F5 Làm mới nội dung của phần tử đã chọn bằng hệ thống tệp cục bộ 2. Cửa sổ trình chỉnh sửa F1...

Hướng Dẫn Cài Đặt Python Trên Máy Tính?

Python là một ngôn ngữ lập trình phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực phát triển phần mềm và khoa học dữ liệu. Để bắt đầu sử dụng Python trên máy tính của bạn, bạn cần cài đặt nó. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt Python trên máy tính một cách dễ dàng. I. Cài Đặt Python Trên Vscode Python là một ngôn ngữ lập trình phổ biến và VS Code là một trình soạn thảo mã nguồn được ưa chuộng. Kết hợp cả hai, bạn có thể tận dụng lợi ích của cả hai công cụ để phát triển ứng dụng Python một cách hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách cài đặt Python trên VS Code. Bước 1: Cài đặt VS Code Trước khi bắt đầu, bạn cần cài đặt VS Code trên máy tính của mình. Truy cập trang web vscode.com, tải xuống phiên bản phù hợp với hệ điều hành của bạn và làm theo hướng dẫn trên màn hình để hoàn tất quá trình cài đặt. Bước 2: Cài đặt Extension Python cho VS Code Sau khi cài đặt VS Code, bạn cần cài đặt extension Python để hỗ trợ phát triển ứng dụng Python t...