Chuyển đến nội dung chính

Học Tester Cho Người Trái Ngành

Công nghệ thông tin trong những năm gần đây liên tục phát triển. Thị trường nhân lực của ngành này cũng vì thế mà rầm rộ và nhộn nhịp hơn cả. Nhắc tới công nghệ thông tin là người ta nghĩ đầu tiên đến lập trình viên (Developer), quản trị, an ninh mạng, thiết kế phần mềm, quản lý hệ thống, kĩ sư cầu nối… Đó là những vị trí quen thuộc, phổ biến. Ở bài viết hôm nay, mình xin chia sẻ cụ thể Tester là gì, những điều cần thiết để trở thành 1 Tester, học tester cho người trái ngành.

I. Tester Là Làm Gì? Học Trái Ngành Có Làm Được Tester

Nhắc tới ngành CNTT thông thường các bạn chỉ nghĩ đến nhân viên lập trình, quản trị, bảo trì mạng chứ nhiều người không biết đến tester hay nhân viên kiểm thử. Tuy nhiên trong những năm gần đây thì tester lại là từ khóa được tìm kiếm phổ biến vậy tester là làm gì. Vì sao tester lại là một ngành hot như vậy trong những năm gần đây.

– Tester là làm gì

Tester là người kiểm thử phần mềm người thực hiện bới lông tìm vết để tìm kiếm các lỗi, sai sót, hay bất cứ vấn đề nào mà có thể tác động tới chất lượng phần mềm trước lúc bàn giao phần mềm đến tay khách hàng.

+ Các hướng đi của nghề kiểm thử:

Thông thường ngành tester sẽ có 2 con đường để bạn lựa chọn đó là Manual testing và Automation testing.

  • Manual testing: Đối với các bạn sinh viên mới ra trường hoặc mới chuyển sang ngành kiểm thử thủ công sẽ là sự lựa chọn đầu tiên, bạn sẽ tự động vào code khi làm, nhưng bạn phải nắm vững các khái niệm, kỹ thuật test manual và có tư duy tìm lỗi tốt.
  • Automation testing: Kiểm thử tự động là một kỹ thuật tự động hóa, trong đó người kiểm sử dụng các công cụ, script và phần mềm kiểm thử tự viết các tập code và sử dụng phần mềm phù hợp để kiểm thử phần mềm. Automation testing không cần nắm sâu kiến thức test manual nhưng thay vào đó họ phải biết rõ về các automation tools & frameworks cũng như có thể làm việc được trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như Java, C#, AutoIT, Python, C++ v.v, tùy theo yêu cầu dự án.

+ Công việc của tester là gì?

  • Công việc của tester đó là tham gia quá trình kiểm thử các dự án phần mềm.
  • Tìm kiếm các lỗi của hệ thống phần mềm hoặc dựa vào những yêu cầu nghiệp vụ, kỹ thuật, mục đích sử dụng của phần mềm được đưa ra trong dự án nhân viên kiểm thử trực tiếp thẩm định, xác minh xem thử hệ thống phần mềm này có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của dự án chưa.
  • Thiết kế và thực hiện test plan, test case, test report, tạo dữ liệu kiểm thử, thiết lập môi trường kiểm thử.
  • Thực hiện kiểm thử theo tính năng, hiệu năng của sản phẩm.
  • Tạo lỗi, kiểm soát lỗi, phối hợp với các developer để sửa lỗi, theo dõi kết quả kiểm thử để đảm bảo chất lượng dự án.
  • Tổng hợp các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và đưa ra các đề xuất cải tiến.

+ Quy trình kiểm thử:

  • Nhận yêu cầu của khách hàng và phân tích yêu cầu
  • Lập kế hoạch kiểm thử, viết script cho trường hợp kiểm thử
  • Thực thi script
  • Debug lỗi
  • Báo cáo lỗi, Báo cáo kết quả kiểm thử
  • Báo cáo kết quả chạy Automation Test.
Tester Là Làm Gì? Học Trái Ngành Có Làm Được Tester
Tester Là Làm Gì? Học Trái Ngành Có Làm Được Tester

II. Trái Ngành Học Tester Có Khó Không

Trái nghành học tester có khó không là phân vân của không ít bạn khi muốn theo đuổi ngành này với hi vọng về một mức lương cao hơn so với mặt bằng chung các ngành khác mà không cần kiến thức quá chuyên sâu về lập trình. Vậy trái ngành học tester có thực sự dễ hoặc khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ hay không?

+ Rất dễ để có thể theo đuổi nghề tester

Nếu bạn có một trình độ ngoại ngữ thành thạo, đặc biệt là kĩ năng đọc hiểu để có thể hiểu được yêu cầu và Test case thì bạn sẽ có thể trở thành một tester ( ví dụ như nếu bạn đang làm việc cho 1 công ty bắt buộc về trình độ tiếng anh thì trình độ đọc hiểu tiếng Anh của bạn phải tốt ).

Nội dung công việc của bạn sẽ bao gồm những gì? Công việc của bạn là đọc Test case và thực hành theo các đề nghị trong đó, công việc của bạn có vẻ sẽ không mấy thú vị. Nhiều bạn sau lúc hoàn thành khóa học Fresher Tester tại những trung tâm, rồi bắt đầu đi làm tại các công ty, họ than thở rằng: “Làm tester chán quá, với những dự án bảo trì hệ thống, ngày nào cũng làm đi làm lại chỉ có bấy nhiêu case. Khi thì test chỗ này, lúc lại test chỗ kia“.

+ Làm tester cũng không hề dễ

Khi mới bắt đầu đi làm, nhiều bạn nói rằng họ cảm thấy công việc quá khó khăn, họ không hiểu được nhóm dev nói gì, hay những nội dung về code mà các Dev nói ra họ không tài nào hiểu được. Với những trường hợp này thì công việc của tester không hề dễ chút nào.

Tuy nhiên bạn cũng không nên quá sợ hay e ngại mà bỏ qua cơ hội để học ngành Tester này, rất nhiều bạn sợ khó không biết có nên làm Tester hay không để rồi mãi vẫn chưa thể bắt đầu sẽ là rất đáng tiếc vì đây là một công việc rất tốt và nhiều cơ hội ở thời điểm hiện tại

+ Rốt cuộc làm nghề tester khó hay dễ?

Có thể nói làm nghề tester dễ là bởi vì bạn muốn test thì test, dù là test kĩ hay không, test nhiều hay ít thì bạn đều có thể thể làm được hết. Nếu đối với một người làm Dev, họ phải làm cho đến khi hoàn thành và ra mắt sản phẩm, chứ không thể nói là họ đã code xong trong khi chưa cho ra một sản phẩm hoàn chỉnh nào. Thì với mội Tester, bạn có thể nói bạn đã test xong.

Trong điều thứ 2 của nguyên tắc kiểm thử ISTQB nói rằng: Việc kiểm thử hết tất cả các kết hợp của giá trị đầu vào của một hệ thống là điều không thể. Vì vậy, khi test, bạn sẽ phải thực hiện dựa trên độ ưu tiên và rủi ro để có thể thực hiện test một cách hiệu quả.

Chính vì bạn không thể kiểm thử hết tất cả các trường hợp nên bạn phải biết mình cần test gì và không cần test gì. Để làm được như vậy thì bạn cần hiểu được đối tượng mà bạn đang test được làm ra như thế nào, hay nói cách khác bạn phải hiểu về sản phẩm. Chỉ khi bạn hiểu rõ về uqá trình vá cách làm ra sản phẩm thì bạn mới nhận ra được những rủi ro và thấy được khi nào thì sản phẩm đó không hoạt động được.

Và để làm được như thế, yếu cầu dành cho bạn là phải có một chút kiến thức về lập trình, về quá trình phát triển của phần mềm và nhiều kiến thức liên quan đến công nghệ thông tin khác.

Nói chung là, làm tester có khó không? việc dễ hay khó nó còn tuỳ thuộc vào thể loại sản phẩm, vào dự án, và kiến thức của người đang làm công việc test đó. Công việc tester thể dễ với người này, nhưng lại khó với người kia. Có thể nhàm chán với người này nhưng lại thú vị với người khác. Dù khó hay dễ thì Tester vẫn là một nghề rất HOT ở thời điểm hiện tại với mức thu nhập không hề thấp và được xem là nhẹ nhàng so với các công việc khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Trái Ngành Học Tester Có Khó Không
Trái Ngành Học Tester Có Khó Không

III. Học Tester Cho Người Trái Ngành Bắt Đầu Từ Đâu

Tương tự với những người trái ngành học phần mềm tester thì các tester cần phải có là một nền tảng tốt về máy tính. Vậy học tester cho người trái ngành bắt đầu từ đâu? Đầu tiên là các bạn phải nắm được các kiến thức chung về phần mềm và máy tính. Ngoài ra bạn cũng cần bổ sung những kiến thức chuyên sâu để có thể đáp ứng được nhu cầu công việc khi đi làm thực tế.

+ Kiến thức chung

Về cơ bản, bạn cần phải nắm những kiến thức chung sau để có thể nghiên cứu chuyên sâu ngành nghề này:

  • Kiến thức căn bản về máy tính
  • Kiến thức tin học văn phòng căn bản
  • Biết cài đặt phần mềm, sử dụng internet thành thạo
  • Kiến thức về lập trình căn bản là SQL, HTML, CSS
  • Kỹ năng, kiến thức tổng quan về test: hiểu những định nghĩa, các thuật ngữ, quy trình phát triển phần mềm, quy trình test,…

+ Kiến thức chuyên sâu

Nếu bạn đi theo hướng Manual hoặc muốn phát triển hơn thì bắt buộc học thêm những kiến thức sau:

  • Create a Test Plan: phương pháp viết test plan
  • Design Test case: cách viết testcase thông dụng
  • Test Design Techniques: kỹ thuật thiết kế test case
  • Test reporting, Daily status report: cách viết báo cáo test case
  • Defect management: Finding defects, Logging defects, Tracking and managing defects – Report & quản lý bug, sử dụng tools tracking thông dụng như Jira, Mantis, Bugzilla, Application Lifecycle Management (ALM)
  • Mobile application testing: Cài đặt và test ứng dụng trên mobile
  • Windows, Website testing & Tools support: Test ứng dụng desktop, web, giả lập các trình duyệt khác nhau trên máy tính
  • Risk based testing process and implementation: Đánh giá rủi ro trong kiểm thử
  • Coding: SQL, HTML, CSS

Nếu bạn theo hướng Automation thì ngoài những kiến thức trên, bạn cần nắm thêm:

  • Lập trình: Java, C# (.Net) và ngôn ngữ khác sử dụng để hỗ trợ như AutoIT, Python
  • Automation Tool/Framework phổ biến như: Ranorex, Selenium, Appium, TestComplete
  • Các Tools khác như: Jmeter, SoapUI
Học Tester Cho Người Trái Ngành Bắt Đầu Từ Đâu
Học Tester Cho Người Trái Ngành Bắt Đầu Từ Đâu

IV. Học Tester Cho Người Trái Ngành Cần Những Gì

Dân trái ngành nên bắt đầu từ đâu

Đây là câu hỏi mà bất kỳ bạn nào trái ngành cũng hỏi và sẽ cảm thấy hoang mang không biết nên bắt đầu như thế nào? Cần học những gì? Bắt đầu học cái gì? Có nên đi học ở trung tâm không hay xin đi học việc, lộ trình thăng tiến như thế nào và đây chỉ là một số vấn đề mà hầu hết các bạn đều quan tâm.

Có thể do chưa có cái nhìn tổng quan về nghề nên bạn vẫn còn băn khoăn, đây cũng là vấn đề bình thường đối với những bạn trái ngành mà đôi lúc đúng chuyên ngành cũng gặp phải.

  1. Học 1 khoá cơ bản trước để biết được bạn có phù hợp với nghề này hay không.
  2. Tham gia chương trình đào tạo Tester căn bản chuyên sâu dành cho Tester. Chương trình đáng tham gia nhất dành cho mọi Tester, bạn sẽ sở hữu tất cả kỹ năng cần thiết của 1 Tester như: Phân tích dự án, Test Plan, Test Scenario, Test Case, Bug và cách dùng các công cụ hỗ trợ cho việc kiểm thử.
 Học Tester Cho Người Trái Ngành Cần Những Gì
Học Tester Cho Người Trái Ngành Cần  Học Tester Cho Người Trái Ngành Cần Những GìNhững Gì

V. Lộ Trình Học Tester Cho Người Trái Ngành

Lộ trình phát triển của nghề Tester cho người trái nghành cũng vô cùng rõ ràng và đầy tiềm năng, được chia theo các level sau:

Level 1: Fresher. Là những bạn mới tốt nghiệp các khóa đào tạo Tester cơ bản và bắt đầu đi làm Tester. Ở level này, những bạn Tester hoàn toàn là các bạn mới học xong các khóa học về Kiểm thử phần mềm, mới tiếp xúc môi trường doanh nghiệp, hoặc có thể là những người đã đi làm trái ngành mới thay đổi công việc sang Tester.

Level 2: Junior. Ở level junior, bạn Tester đã hiểu thực thi các test case, thêm vào đó, có thể báo cáo các bugs nếu có.

Level 3: Senior. Đây là những chuyên gia thành thạo về công nghệ testing, nắm rõ các yêu cầu kiểm thử phần mềm cho các doanh nghiệp với các ứng dụng phức tạp như tài chính, sức khỏe, thương mại điện tử…

Level 4: Test Leader. Thông thường, sau khoảng 5 năm kinh nghiệm trở lên, tester có thể nắm giữ vai trò quản lý. Những người này chịu trách nhiệm tổ chức công việc cần được thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Tester trong team dự án. Tương ứng với số năm kinh nghiệm Test Leader có sẽ là quy mô lớn, nhỏ khác nhau mà các đội họ sẽ được quản lý.

Level 5: Test Manager. Là những người tổ chức và điều phối các nhóm kiểm thử (test team): quản lý metrics, lập kế hoạch chiến lược và đưa ra dự đoán.

Level 6: Senior Test Manager. Tùy thuộc vào độ cứng và số năm kinh nghiệm, Test Manager có thể đạt được vị trí Senior Test Manager.

Bên cạnh việc trở thành chuyên gia trong nghề Tester, Sau lúc có đủ kiến thức và kinh nghiệm ở level 4, bạn có thêm các hướng đi mới như: trở thành BA (Business Analyst) hoặc PM (Project Manager- quản lý dự án). Đây đều là các hướng phát triển rất tiềm năng cho các bạn Tester.

Lộ Trình Học Tester Cho Người Trái Ngành
Lộ Trình Học Tester Cho Người Trái Ngành

VI. Người Trái Ngành Nên Học Tester Ở Trung Tâm Nào

Tester hay còn gọi là kiểm thử phần mềm đang là 1 ngành nghề hot hiện nay trong lĩnh vực IT. Do nhu cầu nhân lực ngày càng tăng cao vậy nên các trung tâm đào tạo tester ngày càng phổ biến. Chính vì điều đó mà nhiều bạn trái nghành không biết mình nên học Tester ở đâu tốt nhất bởi có nhiều trung tâm đào tại Tester kém uy tín khiến bạn cảm thấy lo lắng khi đưa ra quyết định lựa chọn.

Và trong bài viết ngày hôm nay, Techacademy xin gửi đến bạn danh sách những địa chỉ đào tạo Tester hàng đầu Việt Nam được rất nhiều bạn học viên đánh giá cao để các bạn có thể tham khảo.

+ Trung Tâm Đào Tạo Techacademy

Techacademy là 1 trong các cơ sở đào tạo Tester có mặt tại địa bàn TP. Hà Nội. Các giảng viên của Techacademy đều là các Test Leader tới từ các công ty công nghệ như Viettel, FPT Software,… với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề truyền tải cho học viên những kiến thức kiểm thử phần mềm chuyên nghiệp thực hành từ những dự án thật, các kỹ năng mềm cần thiết lúc làm việc tại các công ty phần mềm.

Áp dụng các cách dạy học tiên tiến, sáng tạo giúp buổi học trở nên sôi động với nhiều kiến thức bổ ích. Giúp học viên sau lúc học xong thi tuyển, phỏng vấn và làm việc tốt tại các tập đoàn và các công ty.

Vì sao bạn nên lựa chọn Trung tâm Techacademy?

  • Chương trình học phù hợp với tất cả đối tượng.
  • Hỗ trợ việc làm cho tất cả học viên.
  • Giáo trình bản quyền.
  • Giảng viên là Manager/ Leader Công ty nước ngoài và Tập Đoàn lớn trong nước có nhiều năm kinh nghiệm.
  • Học phí siêu siêu ưu đãi.
  • Hình thức học linh hoạt kết hợp online và offline (Phù hợp cả với các bạn tỉnh xa và nước ngoài)

Học các khóa học tại Techacademy, bạn sẽ được cung cấp đầy đủ các kiến thức căn bản từ cơ bản đến nâng cao để trở thành chuyên viên kiểm thử phần mềm chuyên nghiệp với phương pháp thực hành thực chiến trên dự án thật giúp học viên có cái nhìn về nghề tester, hiểu rõ nó không còn bỡ ngỡ thích nghi được với công việc khi làm việc tại các công ty phần mềm.

Với các khóa học tester cho người mới bắt đầu, bạn sẽ nắm chắc các kiến thức căn bản cùng như thành thạo các kỹ năng kiểm thử trong thực tế mà không chỉ có các khóa học offline tại trung tâm mà còn các khóa học tester Online đều được xây dựng lộ trình rõ ràng từ các chuyên gia.

Những năm qua, Techacademy vẫn luôn tự hào là cầu nối thành công giữa Nhà tuyển dụng và Học viên, giúp tạo cơ hội cho các bạn sinh viên ra trường, các nhân viên phần mềm nâng cao trình độ và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho các Tập Đoàn và các Công Ty Phần Mềm.

Tham gia các khóa học tester tại Techacademy chính là nắm bắt cơ hội việc làm tốt, lương cao dành cho các bạn học CNTT, Hệ Thống Thông Tin, Toán Tin, An Toàn Thông Tin… và các bạn trái ngành muốn chuyển ngành. Hiện trung tâm có rất nhiều ưu đãi hấp dẫn mà bạn không thể bỏ lỡ. Vì thế hãy nhanh tay đăng ký ngay từ bây giờ bạn nhé!

+ Testing VN

Nếu bạn là dân IT về Tester chắc bạn không còn xa lạ gì với Testing VN (testing.vn), đây là một trong những trung tâm đi đầu trong lĩnh vực đào tester tại TP. HCM. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc đào tạo tester, khi đến với trung tâm chắc chắn bạn sẽ nhận lại được lượng kiến thức tận dụng trong khi làm việc.

Đến với khóa đào tạo tester tại Testing VN, có thể áp dụng được trong công việc, không giảng dạy truyền đạt những nội dung mang tính lý thuyết thiếu thực tế. Một khóa đào tạo tester sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức hơn, đối với những người chưa biết gì thì có thể tìm hiểu rõ hơn về công việc này và hoàn toàn có thể tự tin ứng tuyển vào các công ty khi vừa hoàn thành khóa đào tạo.

Giới thiệu việc làm cho học viên, khi hoàn thành xong khóa đào tạo, học viên sẽ được trung tâm giới thiệu đến các tập đoàn các công ty liên kết với trung tâm, bạn sẽ không phải đau đầu về vấn đề tìm việc làm.

Tại sao nên học đào tạo tester tại Testing VN?

  • Đội ngũ nhân viên giảng dạy đẳng cấp nhiều năm kinh nghiệm có kiến thức chuyên sâu, kiến thức giảng dạy tốt giúp học viên tiếp thu một cách nhanh nhất.
  • Kiến thức không sáo rỗng, chú trọng vào thực tế không lan man những lý thuyết suông không thực tế.
  • Đội ngũ tư vấn nhiệt tình, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của học viên cho dù ngoài giờ học, chỉ cần bạn khúc mắc ở đâu cần giải thích chúng tôi sẽ hỗ trợ hết mình.
  • Phòng họp mới, hiện đại, rộng rãi, giúp học viên cảm thấy thỏa mái nhất khi đi học.
  • Học phí tham khảo: 3.250.000 đồng

Nếu bạn chưa biết lựa chọn đơn vị nào thì trung tâm đào tạo Tester Hà Nội sẽ là một lựa chọn đúng đắn và không khiến bạn thất vọng.

+ FPT Software Academy

Bạn đang muốn tham gia một khóa đào tạo bài bản, từ đầu về CNTT và nghề kiểm thử phần mềm – tester? Bạn muốn học kiểm thử phần mềm nhưng không thể tự học được ở nhà? Và đang băn khoăn với các khóa đào tạo Tester đắt đỏ ở Hà Nội? Bạn đang là sinh viên năm cuối ngành ngoại ngữ, kinh tế…. và vẫn loay hoay chưa định hướng được công việc tương lai?

Bạn muốn thử sức mình & theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin – ngành đang có nhu cầu nhân lực nóng bỏng nhất trên thị trường lao động nhưng lo sợ kiến thức của mình không đủ? Bạn tự tin với khả năng ngoại ngữ của mình và sẵn sàng dấn thân vào thử thách tại lĩnh vực CNTT?

Nếu bạn đã quá mệt mỏi với những câu hỏi đó, thì FPT Software Academy là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn – nơi bạn có thể vừa được củng cố kiến thức, vừa được “thực chiến” lại vừa có “tiền”.

Tại đây, bạn sẽ được đào tạo từ đầu các kiến thức từ căn bản đến nâng cao về:

  • Tổng quan ngành phần mềm – CNTT, quy trình phát triển phần mềm
  • Các kiến thức, khái niệm cơ bản về kiểm thử phần mềm
  • Các giai đoạn kiểm thử trong dự án
  • Các loại & kỹ thuật kiểm thử căn bản.
  • Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL dùng trong kiểm thử
  • Các kiến thức về: Concept Test, Test Process, Test level, Test Type, Test Plan…

Đặc biệt, bạn sẽ có cơ hội tham gia On-job-training tại các dự án phát triển phần mềm cho nhóm các thiết bị trên Ô tô hạng sang và trải nghiệm môi trường làm việc toàn cầu với các khách hàng lớn tại Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc… Rèn luyện các kỹ năng mềm: Viết email, kỹ năng phỏng vấn, thuyết trình, kỹ năng phân tích giải quyết vấn đề. Nâng tầm khả năng ngoại ngữ: đọc dịch tài liệu chuyên ngành, giao tiếp thường xuyên tại Câu lạc bộ Tiếng Anh của Frehser Academy.

Học phí tham khảo: 8.900.000 đồng cho một khóa học Software Testing (2 tháng) tại FPT Software Academy, bạn sẽ nhận được: 03 khóa học chuyên sâu từ cơ bản đến nâng cao cùng hệ thống các bài thực hành Lab/mini Project để trở thành Chuyên viên Kiểm thử phần mềm chuyên nghiệp.

Người Trái Ngành Nên Học Tester Ở Trung Tâm Nào
Người Trái Ngành Nên Học Tester Ở Trung Tâm Nào

VII. Cách Viết CV Tester Cho Người Trái Ngành

Những ai là fan của IT chắc hẳn hiểu rất rõ về việc làm Tester và vai trò của nó trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên, ngay cả những người dày mình kinh nghiệm cũng chưa chắc sở hữu việc làm bởi vì đây là công việc không chỉ đòi hỏi chuyên môn trình độ cao mà ứng viên cần phải chỉn chu khi tham gia ứng tuyển.

Chuẩn bị một mẫu CV Tester đầy đủ, chuẩn xác và hấp dẫn chắc chắn cơ hội của bạn sẽ được gia tăng hơn nhiều. Nếu chưa biết trình bày mẫu CV ngành nghề này vậy thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây do techacademy.edu.vn chia sẻ nhé.

Mỗi danh mục trong CV Tester đều có vai trò nhất định, ngoài ra nhà tuyển dụng thường dựa vào những thông tin chính yếu, lấy chúng làm căn cứ để đưa ra quyết định tuyển dụng cuối cùng. Bạn có biết những thông tin này là gì không?

+ Thông tin cá nhân trong CV Tester

Không có gì thay đổi và khác biệt so với những mẫu CV ngành nghề khác, ở CV Tester bạn vẫn cần cung cấp đủ thông tin cơ bản như Họ tên, năm sinh, giới tính, quê quán, địa chỉ liên hệ gồm có số điện thoại và email.

Thông tin cá nhân trong CV Tester
Thông tin cá nhân trong CV Tester

Lưu ý, số điện thoại và địa chỉ email tuyệt đối không viết sai, sau chọn lọc rất có thể bạn sẽ là ứng viên sáng giá bước vào vòng trong. Tuy nhiên nếu như bạn cho thông tin sai thì dù có chuyên nghiệp nữa thì nhà tuyển dụng cũng không thể liên lạc với bạn được, đành nhường cơ hội đấy cho người khác.

+ Học vấn trong CV Tester trình bày ra sao?

Học vấn hay còn gọi là Trình độ học vấn, ở mục này hãy ghi rõ hệ tốt nghiệp của bạn là Trung cấp, cao đẳng hay đại học; Chuyên ngành; Các khóa học ngắn hạn khác,…

Trong trường hợp bạn có thành tích xuất sắc, từng được khen thưởng hay sở hữu bằng tốt nghiệp loại giỏi thì đừng ngại ghi thông tin chi tiết vào để gia tăng cơ hội cho bản thân mình nhé.

Một Tester có thể tốt nghiệp ở 1 số trường uy tín như Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Khoa Viễn thông, trường Đại học Công nghệ thông tin,…

+ Kỹ năng chuyên môn của Tester trong CV xin việc

Kỹ năng chuyên môn của Tester sẽ bao gồm tất cả những gì bạn sở hữu có thể phục vụ cho công việc của mình.

Kỹ năng chuyên môn của Tester trong CV xin việc
Kỹ năng chuyên môn của Tester trong CV xin việc

Một số kỹ năng mà bạn có thể kể đến như sau:

– Biết test API với Rest Client

– Làm tài liệu SRS, có khả năng tư duy và phân tích tốt, hỗ trợ tham gia phân tích nghiệp vụ

– Có khả năng viết Testcase tốt và dùng thành thạo

– Có thể test hiệu năng cơ bản với Tool JMeter

– …

Nói chung những kỹ năng nào mà bạn cảm thấy phù hợp và có liên quan trực tiếp tới công việc Tester thì có thể liệt kê vào mục này.

+ Kinh nghiệm nghề nghiệp trong CV Tester

Kinh nghiệm nghề nghiệp trong CV Tester có thể được viết theo nhiều trình tự khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn ưu tiên cho công việc gần nhất sau đó mới tới những công việc xa hơn.

Tuy nhiên, khi liệt kê bạn cần ghi nhớ rằng những việc làm đó phải thực sự liên quan và phục vụ cho công việc Tester hiện tại. Đương nhiên để thuyết phục hơn thì bạn cần nêu ra thành quả mình đạt được trong quá trình làm việc đó, thành quả càng cao thì CV của bạn càng có giá trị.

Kinh nghiệm nghề nghiệp trong CV Tester
Kinh nghiệm nghề nghiệp trong CV Tester

Kinh nghiệm trong CV Tester bạn có thể trình bày theo ví dụ sau đây:

“10/2016 làm việc tại Trung tâm Đào tạo Tester XYZ, trong đó một số công việc đã làm cụ thể như sau:

– Tìm hiểu nghiệp vụ hệ thống sau đó viết testcase

– Thực hiện công việc test dự án, đôn đốc Dev fix khi có lỗi này xuất hiện

– Thực hiện làm test Report cho QTDA

– Có thể làm Performance testing với Tool JMeter

+ Trình bày Các dự án trong CV Tester

Đối với một Tester, thông tin dự án rất quan trọng, nó cho thấy năng lực thực sự của ứng viên khi đứng trước nhà tuyển dụng. Bạn nên ghi dự án như thế nào, hãy xem gợi ý dưới đây:

Trình bày Các dự án trong CV Tester
Trình bày Các dự án trong CV Tester

“Bạn tham gia dự án mang tên Hệ thống Quản lý Nhân sự với vai trò là Tester, trong đó:

– Thực hiện công tác tìm hiểu nghiệp vụ Đặc tả yêu cầu, biết lập test plan và viết testcase

– Thực hiện test dự án thường xuyên, đồng thời phối hợp với Developer để báo lỗi Bug hoặc defect

Nếu có thêm kinh nghiệm nào nữa thì bạn hãy viết theo gợi ý này nhé, hãy đưa ra khoảng 3 dự án để chứng minh bạn có thể làm tốt vai trò này.

The post Học Tester Cho Người Trái Ngành first appeared on Techacademy.



source https://techacademy.edu.vn/hoc-tester-cho-nguoi-trai-nganh/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Học Lập Trình Android Ở Đâu TpHCM, Hà Nội, Đà Nẵng ? Tốt Nhất, Uy Tín Nhất

Học lập trình Android là một trong những khóa học lập trình được nhiều bạn trẻ tìm kiếm nhất hiện nay bởi mực lương hấp dẫn và ổn định của một lập trình viên android. Đối với các bạn trẻ bắt đầu theo học android việc suy nghĩ học lập trình android ở đâu luôn là vấn đề được rất nhiều quan tâm. Để biết được câu trả lời khách quan nhất về học lập trình android ở đâu tại TpHCM, Hà Nội, Đà Nẵng? Mời bạn tham khảo ngay ý kiến từ Techacademy đưa ra dưới đây nhé! I. Học lập trình android ở đâu tốt nhất Hà Nôi, TpHCM, Đà Nẵng Dưới đây là danh sách các trung tâm đào tạo lập trình android hàng đầu Việt Nam hiện nay. 1, Techacademy Sử dụng phương pháp giảng dạy lập trình android được hiệu quả, giúp học viện hiểu bài và áp dụng thục hành ngay trong thực tế. Đây là phương pháp dạy lập trình android hiệu quả nhất hiện nay, giúp học viên xây dựng sự tự tin khi thực hành. Techacademy là trung tâm đào tạo lập trình android hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập với đội ngũ giảng viên, chuyên gia lậ...

Phím Tắt Eclipse Thông Dụng Và Tiện Lợi Nhất ! Đọc Ngay Nếu Bạn Vẫn Đang Dùng Chuột

Việc sử dụng các thao tác click chuột nhiều lần trong Eclipse khiến các coder nhàm chán và tốn thời gian, hãy cải tạo nó bằng các phím tắt trong Eclipse. Dưới đây là danh sách một số những phím tắt thông dụng bạn nên biết. phím tắt eclipse (1) Đầu tiên hãy sử dụng phím tắt Ctrl + Shift + L để hiển thị danh sách các phím tắt trong Eclipse. phím tắt eclipse (2) Danh sách tất cả những phím tắt trong Eclipse bạn có thể áp dụng, được chia thành 12 mục khác nhau tùy thuộc vào tác dụng của phím tắt: 1. Quản lý tập tin và dự án Ctrl + N Tạo dự án mới bằng Wizard Ctrl + Alt + N Tạo dự án , tập tin, lớp, vv Alt + F Mở dự án, tệp, v.v. Ctrl + Shift + R Mở Resource (tệp, thư mục hoặc dự án) Alt + Enter Hiển thị và truy cập các thuộc tính tệp Ctrl + S Save tập tin hiện tại Ctrl + Shift + S Save tất cả các tập tin Ctrl + W Đóng tệp hiện tại Ctrl + Shift + W Đóng tất cả các tệp F5 Làm mới nội dung của phần tử đã chọn bằng hệ thống tệp cục bộ 2. Cửa sổ trình chỉnh sửa F1...

Hướng Dẫn Cài Đặt Python Trên Máy Tính?

Python là một ngôn ngữ lập trình phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực phát triển phần mềm và khoa học dữ liệu. Để bắt đầu sử dụng Python trên máy tính của bạn, bạn cần cài đặt nó. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt Python trên máy tính một cách dễ dàng. I. Cài Đặt Python Trên Vscode Python là một ngôn ngữ lập trình phổ biến và VS Code là một trình soạn thảo mã nguồn được ưa chuộng. Kết hợp cả hai, bạn có thể tận dụng lợi ích của cả hai công cụ để phát triển ứng dụng Python một cách hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách cài đặt Python trên VS Code. Bước 1: Cài đặt VS Code Trước khi bắt đầu, bạn cần cài đặt VS Code trên máy tính của mình. Truy cập trang web vscode.com, tải xuống phiên bản phù hợp với hệ điều hành của bạn và làm theo hướng dẫn trên màn hình để hoàn tất quá trình cài đặt. Bước 2: Cài đặt Extension Python cho VS Code Sau khi cài đặt VS Code, bạn cần cài đặt extension Python để hỗ trợ phát triển ứng dụng Python t...