Chuyển đến nội dung chính

Vòng Lặp Trong Python

Trong Python các câu lệnh (statement) được thực hiện một cách tuần tự từ trên xuống dưới. Tuy nhiên đôi khi bạn muốn thực hiện một khối các câu lệnh nhiều lần, bạn có thể sử dụng vòng lặp (loop). Chúng ta cũng sẽ tìm hiểu về một thứ không thể thiếu trong các ngôn ngữ lập trình đó là vòng lặp.

I. While Trong Python

Vòng lặp while trong Python có tác dụng gì? Cú pháp và cách sử dụng vòng lặp while ra sao? Đó là những nội dung mà chúng ta sẽ tiếp cận trong bài học Python này.

Vòng lặp được sử dụng trong lập trình để lặp lại một đoạn code cụ thể, while cũng là một trong số đó. Trong Python, while được dùng để lặp lại một khối lệnh, đoạn code khi điều kiện kiểm tra là đúng. while dùng trong những trường hợp mà chúng ta không thể dự đoán trước được số lần cần lặp là bao nhiêu.

Cú pháp của while trong Python

while điều_kiện_kiểm_tra:
      Khối lệnh của while

Trong vòng lặp while, điều_kiện_kiểm_tra sẽ được kiểm tra đầu tiên. Khối lệnh của vòng lặp chỉ được nạp vào nếu điều_kiện_kiểm_tra là True. Sau một lần lặp, điều_kiện_kiểm_tra sẽ được kiểm tra lại. Quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi điều_kiện_kiểm_tra là False.

Trong Python mọi giá trị khác 0 đều là True, None và 0 được hiểu là False. Đặc điểm này của while có thể dẫn đến trường hợp là while có thể không chạy vì ngay lần lặp đầu tiên điều_kiện_kiểm_tra đã False. Khi đó, khối lệnh của while sẽ bị bỏ qua và phần code ngay sau đó sẽ được thực thi.

While Trong Python
While Trong Python

Giống như if hay vòng lặp for, khối lệnh của while cũng được xác định thông qua thụt lề. Khối lệnh bắt đầu với thụt lề đầu tiên và kết thúc với dòng không thụt lề đầu tiên liền sau khối.

Ví dụ 1:

count = 0
n = 0
while (count < 8):
      print ('Số thứ', n,' là:', count)
      n = n + 1
      count = count + 1
print ("Hết rồi!")

Với đoạn code này, ta sẽ tăng dần count và in giá trị của nó cho đến khi giá trị này không còn nhỏ hơn 8 nữa. Kết quả khi chạy lệnh trên ta có:

Số thứ 0 là: 0
Số thứ 1 là: 1
Số thứ 2 là: 2
Số thứ 3 là: 3
Số thứ 4 là: 4
Số thứ 5 là: 5
Số thứ 6 là: 6
Số thứ 7 là: 7
Hết rồi!

Ví dụ 2: Sử dụng while để tính tổng các số

n = int(input("Nhập n: ")) #Nhập số n tùy ý
tong = 0 #khai báo và gán giá trị cho tong
i = 1 #khai báo và gán giá trị cho biến đếm i

while i <= n:
    tong = tong + i
    i = i+1 # cập nhật biến đếm

print("Tổng là", tong)

Với khối lệnh trên ta có, nhập một số tự nhiên n bất kỳ và tính tổng các số từ 1 đến n, sau đó in tổng. Biến lưu trữ tổng là tong, biến đếm là i, cho đến khi i còn nhỏ hơn hoặc bằng n thì vòng lặp vẫn tiếp tục và tong vẫn tăng.

Sau khi chạy lệnh ta có kết quả:

Nhập n: 11
Tổng là 66

Trong ví dụ trên biến đếm i cần phải được tăng giá trị, điều này là rất quan trọng, nếu không sẽ dẫn đến một vòng lặp vô hạn. Rất nhiều trường hợp lưu ý này đã bị lãng quên.

Ví dụ 3: Vòng lặp vô hạn

Lấy lại ví dụ trên, bạn chỉ cần bỏ đi dòng i=i+1

n = int(input("Nhập n: ")) #Nhập số n tùy ý
tong = 0 #khai báo và gán giá trị cho tong
i = 1 #khai báo và gán giá trị cho biến đếm i

while i <= n:
    tong = tong + i

print("Tổng là", tong)

Khi này chạy lệnh ta sẽ được:

Nhập n: 1
Traceback (most recent call last):
 File "C:/Users/Quantrimang.com/Programs/Python/Python36-32/QTM.com", line 6, in <module>
 tong = tong + i
KeyboardInterrupt
2
3
4
5

Khi bạn nhập giá trị 1 vào thì thấy không có lệnh nào được thực hiện tiếp, nhấn Enter > nhập 2 > Enter > nhập 3… đến 5 vẫn không thấy tong được in. Đây là một trường hợp của lệnh vô hạn. Để thoát khỏi vòng lặp vô hạn bạn nhấn phím Ctrl + C, khi đó sẽ xuất hiện dòng thông báo “Traceback…” như bên trên.

Kết hợp while với else

Giống như vòng lặp for, bạn cũng có thể kết hợp else với while. Trong trường hợp này, khối lệnh của else sẽ được thực hiện khi điều kiện của while là False.

Ví dụ 4: Minh họa việc sử dụng while kết hợp với else

dem = 0
while dem < 3:
    print("Đang ở trong vòng lặp while")
    dem = dem + 1
else:
    print("Đang ở trong else")

Ở đây ta sử dụng biến dem để in chuỗi “Đang ở trong vòng lặp while” 3 lần. Đến lần lặp thứ 4, điều kiện của while trở thành False, nên phần lệnh của else được thực thi. Kết quả là:

Đang ở trong vòng lặp while
Đang ở trong vòng lặp while
Đang ở trong vòng lặp while
Đang ở trong else

Ví dụ 5: Đếm và in các số nhỏ hơn 2

n = 0
while n < 2:
    print(n,"nhỏ hơn 2")
    n = n + 1
else:
   print (n,"không nhỏ hơn 2")

Giá trị ban đầu của n ta gán là 0, tăng dần giá trị của n và in, lặp cho đến khi n không nhỏ hơn 2, nếu n bằng hoặc lớn hơn 2 thì vòng lặp kết thúc và khối lệnh else sẽ được thực thi, kết quả là:

0 là nhỏ hơn 2
1 là nhỏ hơn 2
2 không nhỏ hơn 2

while trên một dòng

Nếu vòng lặp while chỉ có một lệnh duy nhất thì có thể viết trên cùng một dòng với while như ví dụ này:

Ví dụ 6: Vòng lặp vô hạn với while một dòng lệnh

flag = 1
while (flag): print ('Flag đã cho là True!")
Print ("Hẹn gặp lại!")

Đây là một vòng lặp vô hạn, hãy nhớ tổ hợp phím Ctrl + C trước khi bạn nhấn F5 hay Run, nếu không nó sẽ chạy từ ngày này qua ngày khác đấy =)).

II. For Trong Python

Vòng lặp for trong python được sử dụng để lặp một biến qua một dãy (List hoặc String) theo thứ tự mà chúng xuất hiện. Vòng lặp for trong python được sử dụng để lặp một phần của chương trình nhiều lần. Nếu số lần lặp là cố định thì vong lặp for được khuyến khích sử dụng, còn nếu số lần lặp không cố định thì nên sử dụng vòng lặp while.

Sau đây là cú pháp của vòng lặp for trong python:

for bien_vong_lap in day_sequense::
    // khối lệnh

Nếu một mảng day_sequense gồm một danh sách các biểu thức, nó được ước lượng đầu tiên. Sau đó, item đầu tiên trong mảng được gán cho biến vòng lặp bien_vong_lap. Tiếp theo, các khối lệnh bên trong vòng lặp được thực thi và khối lệnh này được thực thi tới khi mảng này đã được lặp xong.

Dưới đây là ví dụ minh họa vòng lặp for trong Python:

# Ví dụ lặp một chuỗi
for letter in "Python":
    print ("Chữ cái hiện tại:", letter);
 
# Ví dụ lặp một mảng
fruits = ['chuối', 'táo',  'xoài']
for fruit in fruits:
    print ("Bạn có thích ăn:", fruit);

Kết quả:

Chu cai hien tai: P
Chu cai hien tai: y
Chu cai hien tai: t
Chu cai hien tai: h
Chu cai hien tai: o
Chu cai hien tai: n
Bạn có thích ăn: chuối
Bạn có thích ăn: táo
Bạn có thích ăn: xoài

Lặp qua index của mảng

Một cách khác để lặp qua mỗi item là bởi chỉ mục index bên trong mảng đó. Bạn theo dõi ví dụ đơn giản sau:

# Ví dụ lặp một mảng
fruits = ['chuối', 'táo',  'xoài']
for index in range(len(fruits)):
    print ("Bạn có thích ăn:", fruits[index]);

Kết quả:

Bạn có thích ăn: chuối
Bạn có thích ăn: táo
Bạn có thích ăn: xoài

Ở đây, chúng ta sử dụng hàm len(), có sẵn trong Python, để cung cấp tổng số phần tử trong tuple cũng như hàm range() để cung cấp cho chúng ta dãy thực sự để lặp qua đó.

Sử dụng lệnh else trong vòng lặp for

Python cho phép bạn có một lệnh else để liên hợp với một lệnh vòng lặp.

  • Nếu câu lệnh else được sử dụng với vòng lặp for, thì câu lệnh else được thực thi khi vòng lặp kết thúc.
  • Nếu câu lệnh else được sử dụng với vòng lặp while, câu lệnh else được thực thi khi điều kiện là false.
for num in range(10, 21):    #lặp num từ 10 tới 20
    for i in range(2, num):  #lặp i từ 2 tới num - 1
        if num % i == 0:     #num có chia hết cho i hay không
             print ("%d không phải là số nguyên tố." %(num));
             break;          # thoát vòng lặp for hiện tại
    else:                    # else là một phần của vòng lặp for
         print ("%d là số nguyên tố" %(num));

Kết quả:

10 không phải là số nguyên tố.
11 là số nguyên tố
12 không phải là số nguyên tố.
13 là số nguyên tố
14 không phải là số nguyên tố.
15 không phải là số nguyên tố.
16 không phải là số nguyên tố.
17 là số nguyên tố
18 không phải là số nguyên tố.
19 là số nguyên tố
20 không phải là số nguyên tố.
For Trong Python
For Trong Python

III. Thoát Vòng Lặp Trong Python

Hướng dẫn cách sử dụng lệnh break trong python. Bạn sẽ học được cách dùng lệnh break để thoát khỏi vòng lặp trong python sau bài học này.

Lệnh break trong python

Lệnh break trong python được sử dụng để thoát khỏi vòng lặp trong python. Các vòng lặp trong python như vòng lặp while hoặc vòng lặp for sẽ buộc phải kết thúc khi câu lệnh break được thực thi.

Câu lệnh break trong python được sử dụng kết hợp với câu lệnh if trong python và được miêu tả trong khối lệnh while hoặc khối lệnh for với cú pháp sau đây:

while biểu thức điều kiện while :
    Câu lệnh 1
    Câu lệnh 2
    if biểu thức điều kiện if:
        break

Sử dụng lệnh break để thoát khỏi vòng lặp for trong python

Chúng ta sử dụng lệnh break để thoát khỏi vòng lặp for trong python theo điều kiện mà bạn muốn. Lệnh for sẽ dừng lại khi lệnh break được thực hiện, tất cả các xử lý sau lệnh break cũng như các lượt lặp còn lại trong lệnh for đều bị dừng giữa chừng.

Ví dụ, chúng ta dừng lệnh tính tổng một dãy số nguyên dương nhỏ hơn 10 khi tổng đó lớn hơn 5 như sau:

sum = 0
for num in range(0,10):
    print(num)
    sum += num
    if sum > 5:
        break
print("Tổng = ",sum)
#> 0
#> 1
#> 2
#> 3
#> Tổng =  6

Sử dụng lệnh break để thoát khỏi vòng lặp while trong python

Chúng ta sử dụng lệnh break để thoát khỏi vòng lặp while trong python theo điều kiện mà bạn muốn. Lệnh while sẽ dừng lại khi lệnh break được thực hiện, tất cả các xử lý sau lệnh break cũng như các lượt lặp còn lại trong lệnh while đều bị dừng giữa chừng.

Ví dụ, chúng ta dừng lệnh tính tổng một dãy số nguyên dương nhỏ hơn 10 khi tổng đó lớn hơn 5 như sau:

num = 0
sum = 0
while num < 10:
    print(num)
    sum += num
    num += 1
    if sum > 5:
        break
print("Tổng = ",sum)
#> 0
#> 1
#> 2
#> 3
#> Tổng =  6

Lại nữa, câu lệnh break thường được sử dụng kết hợp với vòng lặp while True để thoát khỏi một vòng lặp vô hạn trong python. Ví dụ chúng ta sử dụng vòng lặp while True trong ví dụ trên như sau:

num = 0
sum = 0
while True:
    print(num)
    sum += num
    num += 1
    if sum > 5:
        break
print("Tổng = ",sum)
#> 0
#> 1
#> 2
#> 3
#> Tổng =  6
Thoát Vòng Lặp Trong Python
Thoát Vòng Lặp Trong Python

IV. Vòng Lặp For Giảm Dần Trong Python

Trước khi đi sâu vào xem cách range()hoạt động, chúng ta cần xem xét cách hoạt động của vòng lặp. Vòng lặp là một khái niệm khoa học máy tính quan trọng . Nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên giỏi, thành thạo các vòng lặp là một trong những bước đầu tiên bạn cần làm.

Đây là một ví dụ về vòng lặp for trong Python:

captains = ['Janeway', 'Picard', 'Sisko']

for captain in captains:
    print(captain)

Đầu ra trông như thế này:

Janeway
Picard
Sisko

Như bạn có thể thấy, vòng lặp for cho phép bạn thực thi một khối mã cụ thể bất kỳ lúc nào bạn muốn. Trong trường hợp này, chúng tôi lặp lại danh sách các đội trưởng và in tên từng người.

Mặc dù Star Trek là tuyệt vời và mọi thứ, bạn có thể muốn làm nhiều hơn là chỉ đơn giản lặp lại danh sách các đội trưởng. Đôi khi, bạn chỉ muốn thực thi một khối mã một số lần cụ thể. Vòng lặp có thể giúp bạn làm điều đó!

Hãy thử đoạn mã sau với các số chia hết cho ba:

numbers_divisible_by_three = [3, 6, 9, 12, 15]

for num in numbers_divisible_by_three:
    quotient = num / 3
    print(f"{num} divided by 3 is {int(quotient)}.")

Đầu ra của vòng lặp đó sẽ giống như sau:

3 divided by 3 is 1.
6 divided by 3 is 2.
9 divided by 3 is 3.
12 divided by 3 is 4.
15 divided by 3 is 5.

Đó là đầu ra chúng tôi muốn, vì vậy vòng lặp đã hoàn thành công việc một cách đầy đủ, nhưng có một cách khác để có được kết quả tương tự bằng cách sử dụng range().

Lưu ý: Ví dụ mã cuối cùng đó có một số định dạng chuỗi. Để tìm hiểu thêm về chủ đề đó, bạn có thể xem Các phương pháp hay nhất về định dạng chuỗi trong Python và f-Strings của Python 3: Cú pháp định dạng chuỗi được cải thiện (Hướng dẫn) .

Bây giờ bạn đã quen thuộc hơn với các vòng lặp, hãy xem cách bạn có thể sử dụng range()để đơn giản hóa cuộc sống của mình.

Tăng dần với range()

Nếu bạn muốn tăng, thì bạn cần stepphải là một số dương. Để hiểu ý nghĩa của điều này trong thực tế, hãy nhập mã sau:

for i in range(3, 100, 25):
    print(i)

Nếu steplà của bạn 25, thì đầu ra của vòng lặp của bạn sẽ giống như sau:

3
28
53
78

Bạn có một loạt các số mà mỗi số lớn hơn số trước đó 25, stepmà bạn đã cung cấp.

Bây giờ bạn đã thấy cách bạn có thể tiến lên trong một phạm vi, đã đến lúc xem bạn có thể lùi lại như thế nào.

Đang giảm dần với range()

Nếu của bạn steplà số dương, thì bạn chuyển qua một loạt các số tăng dần và đang tăng dần. Nếu của bạn steplà số âm, thì bạn chuyển qua một loạt các số giảm dần và đang giảm dần. Điều này cho phép bạn xem qua các con số ngược lại.

Trong ví dụ sau, của bạn steplà -2. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ giảm dần 2cho mỗi vòng lặp:

for i in range(10, -6, -2):
    print(i)

Đầu ra của vòng lặp giảm dần của bạn sẽ giống như sau:

10
8
6
4
2
0
-2
-4

Bạn nhận được một loạt các số mà mỗi số nhỏ hơn số trước đó 2, giá trị tuyệt đối của số stepbạn đã cung cấp.

Cách Pythonic nhất để tạo ra một phạm vi giảm dần là sử dụng range(start, stop, step). Nhưng Python có một reversedchức năng tích hợp sẵn. Nếu bạn bọc range()bên trong reversed(), thì bạn có thể in các số nguyên theo thứ tự ngược lại.

Hãy thử cái này:

for i in reversed(range(5)):
    print(i)

Bạn sẽ nhận được điều này:

4
3
2
1
0

range()làm cho nó có thể lặp qua một chuỗi số giảm dần, trong khi reversed()thường được sử dụng để lặp lại một chuỗi theo thứ tự ngược lại.

Lưu ý: reversed() cũng hoạt động với chuỗi. Bạn có thể tìm hiểu thêm về chức năng của reversed()chuỗi trong Cách đảo ngược chuỗi trong Python .

Vòng Lặp For Giảm Dần Trong Python
Vòng Lặp For Giảm Dần Trong Python

V. Vòng Lặp Vô Hạn Trong Python

Cùng tìm hiểu về vòng lặp vô hạn trong python. Bạn sẽ biết vòng lặp vô hạn trong python là gì, cách tạo ra vòng lặp vô hạn trong python cũng như là cách thoát khỏi vòng lặp vô hạn trong python sau bài học này.

Vòng lặp vô hạn trong python là gì

Vòng lặp vô hạn trong python là một chuỗi các lệnh mà khi được viết ra sẽ kéo dài vô tận, trừ khi có sự can thiệp từ bên ngoài. Vòng lặp vô hạn có thể được thực hiện một cách có chủ đích.

Đại diện tiêu biểu cho vòng lặp vô hạn trong python là lệnh while true trong python khi không được kèm điều kiện để thoát vòng lặp.

Dưới đây là một ví dụ:

Nếu chạy lệnh trên, do biểu thức điều kiện của lệnh while luôn là True (đúng), do đó dòng chữ hello sẽ được in ra màn hình mãi mãi.

hello
hello
hello
hello
hello
hello
hello
hello
hello
hello
.....
.....

Cách tạo ra vòng lặp vô hạn trong python

Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt thì trong phần lớn các trường hợp, chúng ta đã vô tình tạo ra vòng lặp vô hạn trong python trong các lỗi logic khi xử lý vòng lặp.

Ví dụ, bạn có thể vô tình tạo ra vòng lặp vô hạn khi sử dụng lệnh while trong python. Khác với lệnh for trong python chỉ lặp lại đúng số lần bằng với số phần tử có trong đối tượng và kết thúc sau khi xử lý phần tử cuối cùng, lệnh while trong python sẽ lặp liên tục cho tới khi biểu thức điều kiện trở nên False (sai) mà thôi.

Nói cách khác, nếu bạn vô tình chỉ định biểu thức điều kiện trong lệnh while luôn True (đúng), lệnh while lúc này sẽ tạo ra một vòng lặp vô hạn trong python.

Dưới đây là một ví dụ bạn đã vô tình tạo ra vòng lặp vô hạn trong python với lệnh while:

num = 0
while num < 4:
    if num == 2:
        print('!!CONTINUE!!')
        continue
    print(num)
    num += 1

Trong câu lệnh trên, mục đích của chúng ta là bỏ qua lượt lặp khi num = 2, tuy nhiên do giá trị của num trong trường hợp num=2 không được thay đổi và luôn bằng 2, dẫn đến biểu thức điều kiện num <4 luôn đúng và BOOM, bạn đã vô tình tạo ra vòng lặp vô hạn trong python.

Bạn cũng có thể vô tính tạo ra vòng lặp vô hạn khi sử dụng lệnh for trong python. Dưới đây là một ví dụ:

l = [0] 

for i in l: 
    print (i) 
    l.append (i + 1)

Khi thực hiện câu lệnh trên, bạn muốn thêm phần tử vào trong một danh sách, tuy nhiên việc thêm này không có điểm dừng do biểu thức điều kiện i in l nhằm kiểm tra phần tử tồn tại trong list luôn True. Và BOOM, bạn đã vô tình tạo ra vòng lặp vô hạn trong python.

Một vòng lặp vô hạn trong python sẽ không có điểm dừng, dẫn đến chương trình không bao giờ được kết thúc và vô tình tiêu tốn rất nhiều bộ nhớ máy tính và CPU. Vòng lặp vô hạn giống như đại dịch covid sẽ tiêu diệt toàn bộ nhân loại nếu chúng ta không để ý đến nó vậy.

Do đó khi sử dụng vòng lặp trong python, hãy chú ý để không vô tình tạo ra một vòng lặp vô hạn. Trong trường hợp bạn cần sử dụng tới vòng lặp vô hạn trong python, hãy đảm bảo rằng mình đã chuẩn bị một cách để thoát ra khỏi vòng lặp vô hạn đó.

Cách thoát khỏi vòng lặp vô hạn trong python

Về cơ bản, cách tốt nhất để thoát khỏi vòng lặp vô hạn trong python đó là bạn ĐỪNG tạo ra nó. Trong trường hợp bạn cần sử dụng tới vòng lặp vô hạn trong python, hãy đảm bảo rằng mình đã chuẩn bị một cách để thoát ra khỏi vòng lặp vô hạn đó bằng cách thêm biểu thức điều kiện, dùng lệnh if hoặc lệnh break bên trong vòng lặp.

Tuy nhiên, giả sử nếu bạn lỡ chạy một vòng lặp vô hạn trong python thì cũng đừng lo lắng. Chúng ta có thể chấm dứt chương trình đó và thoát khỏi vòng lặp vô hạn trong python bằng cách sử dụng các tổ hợp phím tùy vào hệ điều hành như sau:

  • Windows Ctrl + C
  • Mac Control + C
Vòng Lặp Vô Hạn Trong Python
Vòng Lặp Vô Hạn Trong Python

VI. Bài Tập Vòng Lặp Trong Python

Bài này tổng hợp các bài tập vòng lặp trong Python giúp bạn làm quen cú pháp và cách sử dụng của các vòng lặp Python cơ bản: vòng lặp for, vòng lặp while, vòng lặp do-while và vòng lặp lồng nhau.

Bài tập 1: in các số từ 1-10 theo thứ tự tăng dần

Đây là một bài tập đơn giản giúp bạn làm quen với cách sử dụng vòng lặp for trong Python.

Dưới đây là chương trình Python để in các số 1-10 theo thứ tự tăng dần.

for i in range(1, 10):
    print(i, end=" ")

Kết quả:

Bài Tập Vòng Lặp Trong Python
Bài Tập Vòng Lặp Trong Python

Bài tập 2: In các số từ 1-10 theo thứ tự giảm dần

Yêu cầu là in các số từ 1 tới 10 theo thứ tự giảm dần. Với bài tập Python này, chúng ta chỉ cần sử dụng một vòng lặp for trong Python.

Dưới đây là chương trình Python để in các số 1-10 theo thứ tự giảm dần.

print("Cach 1:")
for i in range(10,0,-1):
    print(i, end=" ")
 
print("\nCach 2:")
for i in reversed(range(1,11)):
    print(i, end=" ")

Kết quả:

Bài Tập Vòng Lặp Trong Python
Bài Tập Vòng Lặp Trong Python

Bài tập 3: in bảng số từ 1 đến 100

In một bảng số thỏa mãn điều kiện:

  • Bảng số gồm 10 hàng và 10 cột
  • Các giá trị trong Pythonột là liên tiếp nhau
  • Các giá trị trong hàng hơn kém nhau 10

Với bài tập Python này, chúng ta sử dụng lồng vòng lặp: vòng lặp bên ngoài sẽ điều khiển các hàng và vòng lặp bên trong điều khiển các cột.

Dưới đây là chương trình Python để giải bài tập Python trên:

print("In bang so:")
for i in range(0, 10):
    for j in range(i+1, 101, 10):
        print("{:<3}".format(j), end=" ")
    print()

Kết quả:

Bài Tập Vòng Lặp Trong Python
Bài Tập Vòng Lặp Trong Python

Bài tập 4: in bảng nhân

In một bảng nhân của một số bất kỳ với các số từ 1 tới 10 và hiển thị kết quả.

Với bài tập Python này, chúng ta chỉ sử dụng một vòng lặp và tăng dần giá trị của số nhân lên.

Dưới đây là chương trình Python để giải bài tập Python trên:

n = 6;
print("In bang nhan:");
for i in range (1, 10):
    print("{:<2}x {:<2}= {:<2}".format(n, i, n*i))

Kết quả:

Bài Tập Vòng Lặp Trong Python
Bài Tập Vòng Lặp Trong Python

Bài tập 5: in bảng cửu chương rút gọn

Bảng cửu chương rút gọn là bảng có hàng là kết quả của phép nhân một số với các giá trị từ 1 tới 10. Chúng ta sẽ in 9 hàng tương ứng với các số từ 2 tới 10.

Với bài tập này, chúng ta sẽ sử dụng lồng vòng lặp: vòng lặp bên ngoài điều khiển số hàng và vòng lặp bên trong điều khiển số cột của bảng.

Dưới đây là chương trình Python để giải bài tập Python trên:

start = 2
end = 11
  
print("In bang cuu chuong rut gon:");
for i in range(start, end):
    count = i;
    for j in range(1, 11):
        print("{:<3}".format(count*j), end=" ")
    print("")

Kết quả:

Bài Tập Vòng Lặp Trong Python
Bài Tập Vòng Lặp Trong Python

Bài tập 6: in các số chẵn trong dãy từ 1-10

Yêu cầu là in các số chẵn trong dãy số từ 1 tới 10 bởi sử dụng vòng lặp trong ngôn ngữ C.

Với bài tập Python này, ngoài sử dụng vòng lặp, chúng ta cần kết hợp thêm một lệnh để kiểm tra điều kiện xem số đó là số chẵn hay lẻ, nếu là số chẵn thì in còn nếu là số lẻ thì không. Chúng ta sử dụng lệnh IF và toán tử % (để lấy phần dư) trong Python.

Dưới đây là chương trình Python để giải bài tập Python trên:

print("In cac so chan: ")
for i in range(1, 11):
    if(i%2 == 0):
        print(i, end=" ");

Kết quả:

Bài Tập Vòng Lặp Trong Python
Bài Tập Vòng Lặp Trong Python

Bài tập 7: in các số lẻ trong dãy từ 1-10

Yêu cầu là in các số lẻ trong dãy số từ 1 tới 10 bởi sử dụng vòng lặp trong ngôn ngữ C.

Với bài tập Python này, ngoài sử dụng vòng lặp, chúng ta cần kết hợp thêm một lệnh để kiểm tra điều kiện xem số đó là số chẵn hay lẻ, nếu là số lẻ thì in còn nếu là số chẵn thì không. Chúng ta sử dụng lệnh IF và toán tử % (để lấy phần dư) trong Python.

Dưới đây là chương trình Python để giải bài tập Python trên:

print("In cac so chan: ")
for i in range(1, 11):
    if(i%2 != 0):
        print(i, end=" ");

Kết quả:

Bài Tập Vòng Lặp Trong Python
Bài Tập Vòng Lặp Trong Python

The post Vòng Lặp Trong Python first appeared on Techacademy.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vẽ Tam Giác Trong C++

Vẽ tam giác trong C++ là một trong những bài tập lập trình về C++ sử dụng vòng lặp khá hay giúp các bạn luyện tư duy code cũng như cách sử dụng vòng lặp. Dưới đây là một số lời giải các bài tập vẽ tam giác trong C++ I. Vẽ Tam Giác Cân Trong C++ Viết chương trình C++ sử dụng ký tự * để vẽ tam giác vuông cân trong C++.Chúng ta sử dụng hai vòng lặp lồng nhau để giải bài toán này. Lời Giải: #include <stdio.h> #include <stdlib.h> int main() { int n; int q = 0; printf("Chuong trinh nay se in ra tam giac can\n"); printf("Nhap chieu cao tam giac cua ban: \n"); scanf("%d",&n); while (n > 0) { for (int i = 1; i<n; i++) printf("%c", ' '); for (int k = 0; k <= q; k ++) printf("%c", '*'); n -- ; q += 2 ; printf("\n"); } return 0; } II. Vẽ Hình Tam Giác Trong C++ Viết một chương trình in ra hình

Nên học C hay C++ ? Lựa chọn nào tốt hơn

Bạn đang mới học lập trình và đang phân vân nên học lập trình C hay C++ , bài viết dưới đây của Tehcacademy.edu.vn sẽ phần nào giải đáp cho bạn thắc mắc trên.  I. Nên học ngôn ngữ lập trình C hay C++ Nếu bạn đang phân vẫn lựa chọn nên học C hay C++ thì dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm của ngôn ngữ lập trình C và C++. Dựa trên đánh giá này, giúp bạn lựa chọn nên học lập trình C hay C++ 1, Ưu điểm và nhược điểm của ngôn ngữ lập trình C, C++ Dưới đây là một số ưu điểm, nhược điểm của ngôn ngữ c và c++: C, C++ đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng + Ngôn ngữ lập trình C Ưu điểm : + Hiệu suất cao Mỗi một ngôn ngữ đều dựa vào khả năng sử dụng bộ nhớ để đánh giá hiệu suất. Đây chính là ưu điểm đầu tiên của C, nó có thể chạy mượt mà trên những hệ thống giới hạn về dung lượng, lý do là vì ngay từ đầu C được thiết kế với mục đích thay thế ASM trong các hệ thống bộ nhớ cực hạn chế thập niên 1960. + Tính linh hoạt Lập trình C có 2 tính linh hoạt và là 2 ưu điểm nổi bật củ

Tìm Phần Tử Xuất Hiện Nhiều Nhất Trong Mảng C++

Tìm phần tử xuất hiện nhiều nhất trong mảng là một vấn đề phổ biến trong lập trình C++. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể sử dụng một số phương pháp khác nhau như sử dụng bảng băm (hash table), sắp xếp mảng và duyệt qua mảng. Cùng techacademy đi tìm hiểu chi tiết chủ đề này ngay bài viết bên dưới đây nhé. I. Tìm Phần Tử Xuất Hiện Nhiều Nhất Trong Mảng C++ Trong lập trình C++, việc tìm ra phần tử xuất hiện nhiều nhất trong một mảng là một vấn đề phổ biến và quan trọng. Điều này thường được thực hiện thông qua việc sử dụng các thuật toán và cấu trúc dữ liệu phù hợp. Chúng ta sẽ thảo luận về cách thực hiện điều này một cách hiệu quả trong ngôn ngữ lập trình C++. 1. Sử dụng Bảng Băm (Hash Map): Một cách phổ biến để giải quyết vấn đề này là sử dụng bảng băm. Chúng ta có thể duyệt qua mảng, đếm số lần xuất hiện của mỗi phần tử và lưu trữ chúng trong một bảng băm. 2. Sắp Xếp và Đếm: Một cách khác là sắp xếp mảng và sau đó duyệt qua mảng để đếm số lần xuất hiện của mỗi phần tử liên ti